quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA HỘI

Báo cáo Đề xuất hệ thống các khu bảo tồn xuyên biên giới cho 3 nước Đông Dương và vùng sinh thái Trường Sơn.

Thứ Bảy, 26/12/2009 | 08:42:00 AM

Vũ Văn Dũng Hội Khoa học Lâm Nghiệp VN.

                                                                             Vũ Văn Dũng
                                                                   Hội Khoa học Lâm Nghiệp VN.
 
1. Định nghĩa khu Bảo tồn xuyên biên giới (khu BTXBG)
Khu BTXBG là một khu vực trên đất liền hay trên biển, có một hay nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, các bang, hay các khu tự trị được bảo vệ đặc biệt để duy trì tính đa dạng sinh học, với các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá kèm theo và được đồng hợp tác quản lý qua các điều luật hoặc các biện pháp quản lý hũư hiệu khác (IUCN, 2004)
 
2. Lợi ích của việc xây dựng khu BTXBG. Xây dựng khu BTXBG có các lợi ích sau :
a)      Tăng cường sự hợp tác quốc tế ở các mức độ khác nhau và ở các fora khác nhau
b)      Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường qua các hệ sinh thái
c)      Tạo ra các nghiên cứu hữu hiệu hơn
d)      Mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia và dịa phương
e)      Bảo đảm việc kiểm soát xuyên biên giới tốt hơn về các mặt : lửa rừng, sâu bệnh, săn bắn trộm, ô nhiễm biển và buôn lậu.
 
3. Số lượng các Cụm và các khu BTXBG.
Tới nay đã có ít nhất 169 Cụm của hai hay nhiều khu BT liên kết nhau bởi các biên giới quốc gia, với tổng số 666 khu BTXBG, của 113 nước. Bảng 1 dưới đây cho thấy sự phát triển của các Cụm và các khu BTXBG trong khoảng 20 năm gần đây ở các vùng trên thế giới (Bảng 1).
 
Bảng 1. Sự phát triển của các khu BTXBG ở các vùng của thế giới
giai đoạn cuối thế kỷ XX.
 
Vùng
Số Cụm 1988
Số Cụm 1997
Số khu BTXBG
1997
Số Cụm 2001
Số khu BTXBG 2001
Số Cụm liên quan đến3 nước
Bắc Mỹ
4
8
42
10
48
0
Trung và Nam Mỹ
7
25
93
29
121
6
Châu Âu
20
44
154
64
239
8
Châu Phi
20
33
123
36
150
12
Châu Á
7
26
76
30
108
5
Tổng số
59
136
488
169
666
31
Nguồn : IUCN,2003.
 
4. Chủ trương và các chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề bảo tồn xuyên biên giới và thành lập các khu BTXBG
Sự hợp tác quốc tế để quản lý nguồn tài nguyên vùng biên giới đã được các đề xuất trong “ Dự thảo chiến lược quốc gia, 1986”. Trong tài liệu này đã xác định : Sự hợp tác quốc tế là cần thiết để quản lý có hiệu quả các tài nguyên chung ở vùng biên giới như là rừng và các loài riêng biệt. Ví dụ như quần thể bò xám (Bos sauveli), một loài bò hoang dại có khả năng thuần hoá cao còn không đầy 100 con sống dọc theo biên giới giữa Thái Lan và Căm Pu Chia, giữa Căm Pu chia, Lào và Việt Nam. Đây là một quần thể duy nhất của thế giới. Chỉ có hợp tác quốc tế mới quản lý được những loài như vậy, bao gồm việc thiết lập một khu Dự trữ ở vùng biên giới và hợp tác trong việc phát triển và sử lý các người săn trộm thườn lẩn trốn ở vùng biên giới các nước.”
Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học Việt Nam, 2005 là tài liệu chính thống đầu tiên của Việt Nam đề cập đến vấn đề xuyên biên giới (mục 2.4). Bản kế hoạch đã chỉ ra : Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng trên ít nhất 3 phương diện  sau :
a)      Xây dựng khu BTXBG
b)      Trao đổi kỹ thuật và thông tin
c)      Hợp tác cùng nhau giải quyết khó khăn.
Riêng về mục : Xây dựng khu BTXBG, bản Kế hoạch hành động đã vạch rõ “ Nếu các nước láng giềng có thể đồng ý xây dựng các khu Bảo tồn phụ cận, tiếp giáp nhau, hai khu bảo tồn này sẽ có chức năng hỗ trợ lẫn nhau và cả hai cùng đạt được lợi ích to lớn về các thành tựu sinh học. Mỗi nước sẽ chỉ phải bảo vệ một đoạn ranh giới nhỏ hơn toàn bộ ranh giới khu Bảo tồn. Môi trường sinh sống được tiếp nối cho các loài hoang dại sẽ lớn hơn các loài và hỗ trợ nhiều hơn và vì vậy các quần thể có giá trị sinh thái hơn đối với các loài này.”
Bản Kế hoạch hành động trên cũng giới thiệu bản đồ số 39. thể hiện các vùng bảo tồn dọc biên giới của Việt Nam và 3 nước láng giềng : Trung Quốc, Lào và Căm Pu Chia.
Trong thời gian ra đời bản Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, một Dự án chuyên đề, mang mã số RAS/93/102 do UNDP tài trợ đã được xây dựng và triển khai. Dự án có nội dung: tổ chức một Diễn đàn trao đổi về các vấn đề đa dạng sinh học, và tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm. tổ chức tham quan học tập sang các nước láng giềng, thực hiện thoả thuận chia xẻ thông tin (mạng lươí dữ liệu đa dạng sinh học) và trao đổi chuyên gia và khảo sát lập kế hoạch xây dựng các khu BTXBG.
Trong Chiến lược quản lý hệ thống khu BT thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ Việt Nam cũng chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác Bảo tồn Đa dạng sinh học “ Tăng cường hợp tác quốc tế, không những tạo nên những nguồn lực mới để tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học của nước ta mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu.” (mục 3.8).
Cũng trong mục trên, Chiến lược đã qui định một số hành động cần thiết phải tiến hành như :
-         Tăng cường công tác kiểm soát dọc các biên giới của Việt Nam
-         Khuyến khích thực thi Công ước CITES giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp và không bền vững. Xây dựng chiến lược buôn bán động, thực vật hoang dã khu vực nhằm đảm bảo nỗ lực hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về buôn bán động thực vật hoang dã
 
Trong Luật Đa dạng sinh học, 2008, đã dành riêng điều 70 để qui định về Hợp tác quốc tế với các nước có chung biên giới với Việt Nam. Nội dung Điều luật này như sau : Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây :
  1. Trao đổi thông tin, dự báo tình hình biến động về đa dạng sinh học
  2. Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học. tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư
  3. Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học
 
5. Các hoạt động hợp tác giữa 3 nước Căm Pu Chia, Lào và Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và đa dạng sinh học.
- Trong phần trên đã giới thiệu Dự án RAS/93/102 do UNDP tài trợ và WWF thực hiện đã tạo điều kiện để các nhà khoa học 3 nước Việt Nam Lào và Căm Pu Chia đã tiến hành khảo sát các vị trí ưu tiên dọc biên giới Việt Lào và Việt Nam- Căm Pu Chia để đề xuất xây dựng các khu BTXBG.
- Tiếp theo năm 1997, WWF chương trình Đông Dương tổ chức hội thảo ở Hà Nội để trao đổi về vấn đề khu BTXBG
- Năm 19998, Dự án LINC do WWF chương trình Đông Dương thực hiện cho giai đoạn I, với tên : Liên kết Hin Nam No và Phong Nha- Kẻ Bàng thông qua công tác bảo tồn song song, trong 2 năm 1998-1999. Nội dung của giai đoạn I là xây dựng các cơ sở khoa học , kinh tế, xã hội và chính trị cho việc bảo tồn song song 2 khu Bảo tồn trên. Giai đoạn 1 hoàn thành và đề xuất Giai đoạn 2: 200-2003 nhưng không thực hiện được, có lẽ do không có kinh phí
- Dự án “ Bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới do UNDP tài trợ và WWF thực hiện từ năm 1999. Dự án kéo dài trong 2 năm, tập trung vào trao đổi kinh nghiệm quản lý ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên các tỉnh nằm trong khu vực biên giới giữa Việt Nam gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Nam của Việt Nam và các tỉnh Khăm Muộn, Hin Nậm No của Lào, Vi Ra chay của Căm Pu Chia. Dự án kết thúc đã tạo tiền đề để đẩy mạnh hợp tác về bảo tồn ĐDSH ở khu vực biên giới giữa 3 nước. Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia . Tại Tp Hồ Chí Minh, trong cuộc họp của 3 nước vùng Đông Dương, một văn kiện hợp tác giữa 3 nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có ĐDSH đã được dự thảo.
- Tháng 5 năm 2001, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường 3 nước Việt Nam, Căm Pu Chia và Lào đã được tổ chức tại Hà Nội. Các vị Bộ trưởng đã ký vào bản Tuyên bố hợp tác ( Platform ò Cooperation), để tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp tác về môi trường giữa 3 nứoc. Cũng tại hội nghị này đã đã đề xuất việc tổ chức “ Diễn đàn ĐDSH giữa 3 nước, cần được tiến hành 2 năm/1 lần theo thứ tự luân phiên các nước, theo thứ tự ABC.
- Tháng 9/2001 Diễn đàn ĐDSH của 3 nước lân thứ nhất đã được tổ chức tại tỉnh Hà Tĩnh, do DANIDA tài trợ.Các nhà khoa học và quản lý ĐDSH 3 nước Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia đã gặp nhau để trao đổi thông tin và kinh nghiệm đồng thời đề xuất các bước tiếp theo trong công tác bảo tồn ĐDSH vùng biên giới 3 nước.
- Năm 2003, Điễn đàn ĐDSH 3 nước Đông Dương được tổ chức tại Lào
- Năm 2004, Hội nghị Bộ trưởng môi trường lần thứ 2 và Diễn đàn ĐDSH 3 nước Đông Dương lần thứ 3 được tổ chức tại Siêm Riệp, Căm Pu Chia
- Năm 2006, trong khuôn khổ “ Tuyên bố Hợp tác”, phía Căm Pu Chia đã xúc tiến xây dựng MOU giữa 3 nước về thành lập Cụm khu Bảo tồn thiên nhiên Vi Ra chay- Đông Amphan- Chư Mom Ray. Dự thảo đã được 3 nước đóng góp ý kiến.
- Tháng 11/2006, Hội thảo lần thứ nhất “ Tăng cường hợp tác xuyên biên giới về bảo tồn ĐDSH giữa 3 nước VN, Lào và Căm Pu Chia, họp tại Căm Pu Chia đã thông qua việc thành lập Cụm khu BTXBG Vi Ra chay-Đông Am Phan- Chư Mom Ray. Hội thảo cũng hoàn thiện bản Dự thảo MOU và đề xuất các hoạt động mà các quốc gia cần triển khai để tiến tới ký kết MOU này.
- Theo đề xuất của Hội thảo lần thứ 1, Hội thảo lần thứ hai cần được tổ chức váo Quý 1/2007, tại Việt Nam. Do nhiều lý do, cuộc hội thảo lần thứ 2 đã bị hoãn nhiều lần cho đến ngày hôm nay vẫn chưa tổ chức được
 
6. Đề xuất thành lập các Cụm và khu BTXBG cho 3 nước Đông Dương.
-         Giới thiệu tóm tắt hệ thống các khu Bảo tồn TN của 3 nước Đông Dương
a/ Các khu bảo tồn của Lào :
CHDCND Lào có diện tích 236.800km2, với dân số 5 triệu người và tốc độ tăng dân số 2,5%/năm. 83% dân số sống trong các làng bản ( 2000). Thành phần dân cư gồm 47 nhóm dân tộc ít người, chiếm 45% dân số. Đông nhất là nhóm Khơ Mú (11%), nhóm Phu Tai ( 10%) và nhóm H’Mông (7%).
Độ che phủ của rừng là 47% (1992). Nhưng tới năm 2000 chỉ còn 40%.
Lào đã thành lập 21 khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (NBC) với diện tích 33.136Km2 và 276 khu rừng được bảo vệ.
 
Bảng 3. Thống kê các khu Bảo tồn của Lào (Tới năm 2009)
 
TT
Tên khu bảo tồn
Diện tích (ha)
Năm thành lập
1
Xe Piane
266.500
1993
2
Dong Hua Sao
110.000
1993
3
Xe Sap
133.500
1995
4
Xe Bang Nouan
150.000
1993
5
Phou Xieng Thong
120.000
1993
6
Dong Am Phan
200.000
1993
7
Phou Pha Nang
70.000
1993
8
Namgam Kad
169.000
1993
9
Phou Khao Khouay
300.000
1993
10
Nakai Nam Theum
353.000
1993
11
Phou Hinboun
150.000
1993
12
Hin Namno
82.000
1993
13
Phou Xang He
109.000
1993
14
Dong Phou Vieng
50.000
1996
15
Phou Loeuy
150.000
1993
16
Nam Et
170.000
1993
17
Nam Xam
70.000
1993
18
Nam Phoui
191.200
1993
19
Phou Dending
200.000
1993
20
Nam Ha (East)
69.000
1993
21
Nam Kan
?
2009
 
 
b/ Các khu BTTN của Căm Pu Chia
- Một số thông tin có liên quan đến công tác bảo tồn của Căm Pu Chia:
Căm Pu Chia có diện tích 1,8 triệu Km2, dân số 11 triệu người., trong đó 85% dân số sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
Diện tích rừng 10triệu ha, với độ phủ 55% lãnh thổ.
-  Các khu bảo tồn : Tới năm 2000, đã thành lập được 23 khu bảo tồn với tổng diện tích 3,3triệu ha chiếm 19% tổng diện tích lãnh thổ (Annabelle G. et all,2000).
Các khu bảo tồn chia làm 5 hạng :
  1. Vườn Quốc gia- National Park ( 7 khu)
  2. Khu Bảo tồn thiên nhiên – Wildlife Sanctuary ( 10)
  3. khu đa tác dụng – Multiple use Area ( 3 khu)
  4. Khu bảo vệ cảnh quan – Protected Landscape ( 3 khu)
 
Bảng 4. Hệ thống khu Bảo tồn của Căm Pu Chia (2000)
 
TT
Tên khu Bảo tồn
 Độ rộng (ha)
Năm thành lập
 
Vườn Quốc gia
 
 
1
Virachey
3.337.232
1993
2
Phom Bokor
1.426.980
1993
3
Kiriom
282.015
1993
4
Botum Sakor
1.769.829
1993
5
Phom Kulen
365.243
1993
6
Kep
27.254
1993
7
Ream
181.111
1993
 
Khu Bảo tồn thiên nhiên
 
 
8
Lomphat
2.506.832
1993
9
Phnom Prich
2.207.349
1993
10
Phnom Nam Lyr
540.183
1993
11
Snoul
750.900
1993
12
Peam Krasop
261.375
1993
13
Phnom Aural
2.578.529
1993
14
Pnom Samkos
3.326.481
1993
15
Ron Lern Daun Sam
1.739.698
1993
16
Peng Per
2.485.564
1993
17
Kulen Promtep
4.027.998
1993
 
Khu Bảo tồn cảnh quan
 
 
18
Preah Vihear
35.789
1993
19
Banteay Chmar
847.466
1993
20
Angkor
137.864
1993
 
Khu đa tác dụng
 
 
21
Dong Peng
289.915
1993
22
Sam Luat
593.872
1993
23
Tonle Sap
5.956.704
1993
Nguồn : Annabelle G.et all.,2000.
 
Hiện nay (2009), Căm Pu Chia đã đưa thêm 1.346.225 ha rừng vào diện bảo tồn. Như vậy đã đưa tổng diện tích khu Bảo tồn của Căm Pu Chia lên 7.302.929ha, chiếm khoảng 25% tổng diện tích lãnh thổ
c/ Hệ thống khu BTTN của Việt Nam
Đến năm 2008 Việt Nam đã có 128 khu bảo tồn (KBT) hệ sinh thái rừng hay còn được gọi là ”Rừng đặc dụng”, phân bố trên các vùng sinh thái trong cả nước, bao gồm 30 VQG, 48 khu Dự Trữ Thiên Nhiên (DTTN), 12 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 38 khu bảo vệ cảnh quan với diện tích gần 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích tự nhiên. Các kiểu HST rừng quan trọng, các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm và sinh cảnh của chúng hầu hết có mặt tại các KBT rừng và là đối tượng ưu tiên của công tác bảo vệ. Bảng 5 dưới đây cho thấy số lượng và diện tích các KBT HST rừng ( Các khu rừng đặc dụng) theo phân hạng của Việt Nam hiện nay.
Bảng 5: Các khu Rừng đặc dụng đã được công bố tới 2008
 
Loại hình rừng đặc dụng
Số lượng
Diện tích (ha)
I. Vườn Quốc gia
30
984.987
II. Khu Bảo tồn thiên nhiên
60
??
       IIa. Khu Dự trữ thiên nhiên
48
1.255.612
     IIb. Khu Bảo tồn loài, sinh cảnh
12
85.849
III,Khu Bảo vệ cảnh quan
38
215.287
Tổng
128
2.541.675
Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2008 - Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng
 
Căn cứ vào vị trí địa lý, chức năng và đối tượng bảo vệ của các khu bảo tồn của 3 nước láng giềng: Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia, chúng tôi đề xuất một hệ thống các khu và Cụm khu BTXBG cho 3 nước Đông Dương dưới đây (Bảng 6):
 
Bảng 6. Đề xuất hệ thống các Cụm và khu BTXBG cho 3 nước Đông Dương
 
TT
Tên khu và Cụm khu BTXBG
Diện tích
Đối tượng bảo vệ chung
 
I. Biên giới VN- Lào
1
Mường Nhé- Phou Dending
Mường Nhé: 45.581ha Phou Dending: 200.000ha
Bảo vệ các loài thú lớn như Voi, Bò tót. Hổ
2
Sốp Cộp – Nam Et
Sop Cop: 20.000ha
Nam Et : 170.000ha
Bảo vệ các loài thú lớn như voi, Bò tót,
3
Vu Quang- Phong Nha Kẻ Bang- Nakai Nam Theun- Hin Nam No
Vu Quang: 55.900ha
Phong Nha- Kẻ Bàng: 85.754ha
Nakai Nam Theum: 383.000ha
Hin Nam No: 82.000ha
Bảo vệ HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và các loài thú lớn : Sao la, Mang lớn, voi, hổ, Sơn dương, các loài linh trưởng
 
II. Biên giới VN-Lao- Căm Pu Chia và VN – Căm Pu Chia
4
Chư Mom Rây- Đong Am Phan- Vi Ra Chey
Chư Mom Ray: 56.771ha
Dong Am Phan: 200.000ha
Virachey:3.337.232ha
HST rừng nửa rụng lá và rụng lá với các loài thú lớn: Voi, Hổ, Bò tót, Nai cà toong...
5
Yok Don- Phnom Nam lyr
Yok Don : 115.545ha
Phnom Nam lyr: 540.183ha
HST rừng thưa cây họ Dầu ưu thế với Voi, Bò rừng, hổ, Báo hoa mai...
6
Bù Gia Mập- Snoul
Bù Gia Mập: 26.032ha
Snoul: 750.900ha
HST rừng kín thường xanh núi thấp với các loài thú lớn : Voi, hổ,
 
Tổng số: 6 khu
 
 
 
Như vậy có 2 Cụm và 4 khu BTXBG giữa 3 nước Đông Dương , bao gồm 15 khu Bảo tồn được đề xuất. Trong đó có 2 Cụm và 2 khu BTXBG nằm trong vùng sinh thái Dãy Trường Sơn (Bản đồ 1)
 
Kết luận và đề nghị.
 
Việc đề xuất xây dựng các Cụm và khu BTXBG là phù hợp với nội dung các Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường và Đa dạng sinh học và đúng với chủ trương, chính sách và xuất phát từ thực tiễn Bảo tồn thiên nhiên của 3 nước Đông Dương.
Trong tương lai, nếu 2 Cụm và 4 khu BTXBG đề xuất ở trên được thành lập và đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn Đa dạng sinh học của vùng biên giới của 3 nước láng giềng: Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia.
Chúng tôi kiến nghị các cơ quan hữu quan của 3 nước trên sẽ có các biện pháp tích cực để các khu BTXBG được sớm hình thành và đi vào hoạt động.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bản đồ 1. Hệ thống khu BTXBF (đề xuất) của 3 nước Việt Nam, Lào
và Căm Pu Chia
 
Nguồn : Tài liệu của Cao Văn Sung,2000, có sửa đổi.
 
 
 
 
 
Tài liệu tham khảo:
 
Tiếng Việt
1.                  Ban chủ nhiệm chương trình 5202 (1986). Việt Nam, những vấn đề về tài nguyên và môi trường. NXB. Nông NGhiệp. Hà Nội,1986.
  1. Chính phủ Cộng hoà Xã hộinghĩa Việt Nam (1995). Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam.
  2. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.Hà Nội, 2003.
  3. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2008). Luật Đa dạng sinh học. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
 
Tiếng nước ngoài.
        !. Anabelle Galt et all, (2000). The World Commission for Protected Areas 2nd Southeast Asia Regionl Forum. Pakse, Lao PDR: December 6-11,1999. Volume II. Papers presented. IUCN Lao PDR. September,2000.
            2. Adrian Philips (Series Editor) ( 2003). Transboundary Protected areas for Peace
      and Co-operation. IUCN, 2003.
3. Cao Van Sung ( 2000). Transboundary Protected Areas between Laos and VietNam.World Commission for Protected Areas 2nd Southeast Asia Regionl Forum. Pakse, Lao PDR: December 6-11,1999.
4.Department of Forestry, Ministry of Agriculture and Forestry Vientiane, Lao PDR. Paper prepared for Second Regional Forum for Southeast Asia of the IUCN World Commission for Protected Areas. Pakse, Lao PDR, December 6-11,1999.
5. IUCN- Ministry of Agriculture and Forestry, Lao PDR   (1999). World Commission for Protected Areas 2nd Southeast Asia Regionl Forum. Pakse, Lao PDR: December 6-11,1999.
6. Meng Monyrak. (1999). Ptotected Areas Management of Cambodia. Paper prepared for Second Regional Forum for Southeast Asia of the IUCN World Commission for Protected Areas. Pakse, Lao PDR, December 6-11,1999.
 

Lượt xem: 1751

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE