quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Bài thuyết minh về Quần thể Cây Di sản tại Côn Đảo

Thứ Bảy, 18/08/2012 | 08:00:00 AM

Vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ra Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam cho 7 quần thể và 1 cây cổ thụ có giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo.

  
 


Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của quần thể cây cổ thụ gắn liền với lịch sử hình thành và đấu tranh cách mạng của bao nhiêu lớp thế hệ người Việt Nam yêu nước ở nhà tù Côn Đảo trong suốt 113 năm tại Trung tâm thị trấn Côn Đảo ngày nay (xưa là trung tâm thị trấn tù), đồng thời bảo tồn toàn bộ cảnh quan rất riêng của Côn Đảo trong quá trình phát triển, đồng thời góp phần nâng cao tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp nhân dân, từ đó tiếp thu và phát triển nếp sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên và lịch sử của cha ông, xây dựng hành vi ứng xử với môi trường phù hợp.
Được sự công nhận của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam theo quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam cho 07 quần thể và 01 cây cổ thụ có giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo (78 cây). Được phân bố như sau:
- Quần thể cây Bàng cổ thụ đường Tôn Đức Thắng - 19 cây
- Quần thể cây Bàng đường Lê Duẩn - 11 cây
- Quần thể cây Bằng Lăng đường Lê Văn Việt – 15 cây
- Quần thể cây Bàng trong Di tích trại Phú Hải – 8 cây
- Quần thể cây Bàng trong di tích trại Phú Sơn – 7 cây
- Quần thể cây thị cổ tại di tích An Sơn Miếu – 3 cây
- Quần thể cây cổ thụ trong Di tích Nhà Chúa Đảo - 15 cây (Trong đó có 8 cây Bàng, 4 cây Bằng lăng, 2 cây Thị rừng và 1 cây Điệp vàng
- 01 cây Điệp Phèo heo đường Nguyễn Huệ).
1.  Đặc điểm hình thái chung của quần thể cây tại Côn Đảo:
Quần thể cây bàng, cây bằng lăng, cây thị, cây điệp bèo… tại Côn Đảo toàn bộ là cây đơn thân, dáng hơi nghiêng. Thân cây to lớn, vặn xoắn vì gió biển, dáng cây hùng vĩ, trầm mặc. Toàn bộ quần thể cây có độ cao trung bình là khoảng 15m, có chu vi trung bình mỗi cây là 3,5m, có độ tuổi ước tính trung bình khoảng 130 – 149 năm.
 
 
  2: Giá trị mặt văn hóa, lịch sử:
     Khi thực dân Pháp chiếm Côn Đảo (28/11/1861) và tiến hành xây dựng hệ thống nhà tù cũng như toàn bộ các công sở, hệ thống giao thông trên Côn Đảo, trong đó có đường Tôn Đức Thắng, đường Lê Duẩn, đường Lê Văn Việt ngày nay. Những con đường này là đường nội ô do thực dân Pháp mở đầu tiên ở trung tâm thị trấn tù (nay là trung tâm thị trấn Côn Đảo), chạy dọc ven biển, trước vịnh Côn Sơn. Tuổi đời của cây nằm trên các trục đường này được khẳng định qua các bức ký họa của một Họa sỹ người Pháp đã vẽ vào những năm cuối thế kỷ XIX và qua những bức ảnh tư liệu trên tấm bưu thiếp về nhà tù Côn Đảo (đang được lưu giữ tại Ban Quản lý Di tích Côn Đảo) được chụp dưới đời Chúa đảo Mousieur O’conel (1914 -1916) đã cho ta thấy hình ảnh những cây Bàng và cây bằng lăng dọc theo các con đường, cũng như trong hệ thống nhà tù.

   Nằm ở vị trí trung tâm gần với các công sở phục vụ cho bộ máy cai trị tù của địch nên những cây này hàng ngày chứng kiến tất cả hoạt động của các Chúa đảo và tay sai, đồng thời cũng chứng kiến những sự việc diễn ra xung quanh đời sống người tù. Tất cả các lớp tù trên Côn Đảo từ thuở Cần Vương, Văn Thân, Sĩ phu đến các chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam đều phải đi qua những hàng cây này để đến trại giam hay lê những bước chân xiềng xích khi đi lao động khổ sai. Cây bàng, cây nhản, cây bằng lăng… chính là nhân chứng rõ nét nhất nhìn thấy giữa một bên là sức mạnh của sự tàn bạo, hung hãn, man rợ của bọn cai trị và một bên là sức mạnh của ý chí, nghị lực của những người tù yêu nước và cũng đã chúng kiến nỗi thống khổ, đau thương, chết chóc của hàng trăm người tù thuộc nhiều thế hệ tại Cầu Tàu lịch sử 914, tại di tích banh I, Banh II. Có thể nói, mỗi hốc cây trên Côn Đảo đã trở thành những hộp thư nhỏ giúp người tù liên lạc với nhau, ghi dấu từng khoảnh khắc đấu tranh và có thể nói chúng đã góp phần trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của tù nhân Côn Đảo trong suốt 113 năm. Đọt Bàng non hay quả bàng chín là món quà vô giá thắm tình đồng chí lúc bấy giờ mà đồng đội gửi cho nhau. Những cựu tù đã kể rằng: “Mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù nào cũng nhanh tay hái vội những lá Bàng non và cả trái Bàng xanh, lén giấu trong người, ngậm trong miệng, hoặc nhét cả trong thùng vệ sinh, đem vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn dưới lằn roi không ngừng trút xuống. Ban đầu, người tù quá thiếu rau xanh nên việc ăn lá Bàng, trái Bàng góp phần giải tỏa “cơn thèm” chất xanh. Sau đó, người tù nhận ra, lá Bàng có thể giúp vết thương bớt đau nhức, mưng mủ, chữa tiêu chảy, kiết lỵ… Trái Bàng, lá Bàng cũng trở thành một loại thực phẩm chống chọi với cơn đói. Vì vậy, mỗi lần được ra ngoài, tù nhân Côn Đảo đều tìm mọi cách hái lá, nhặt trái Bàng về, dù bọn cai ngục hàng ngày canh giữ, khám xét gắt gao. Thậm chí, nhiều tù nhân, khi bị tình nghi, phát hiện có giấu lá Bàng, trái Bàng, bị đánh đập dã man, họ vẫn chịu đựng, cố chuyển lá Bàng đến tay các bạn tù”.
 Ngày nay, mỗi khi du khách đến tham quan Côn Đảo và khu  di tích nhà tù Côn Đảo đều không khỏi ngỡ ngàng trước dáng vẻ to lớn, cổ lão của quần thể cây nơi đây. Chúng không chỉ góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính, rất riêng vốn có của Côn Đảo mà đứng về góc độ Bảo tàng chúng là chứng nhân sống động nhất, cụ thể nhất về một tiến trình phát triển của lịch sử Côn Đảo từ buổi là “Địa ngục trần gian” đến thời kỳ Côn Đảo đổi mới tươi đẹp như ngày hôm nay. Cũng chính vì cây Bàng có nhiều ở Côn Đảo nên nó trở thành loài cây đặc thù khi nhắc đến mảnh đất này. Mứt hạt Bàng đã trở thành món quà đặc sản bình dị nhưng mang đậm dấu ấn Côn Đảo mà rất nhiều du khách khi đến đây đều mua một ít về làm quà, một món quà tuy giản dị nhưng chứa đựng cả một câu chuyện dài xâu chuỗi giữa quá khứ và hiện tại để từ đó mỗi người chúng ta càng thêm yêu và tự hào về quê hương đất nước mình.
 
 
 

Lượt xem: 4691

Các tin khác

Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam

(25/02/2025 09:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam tại Tân Trào

(24/02/2025 11:51:PM)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/02/2025 07:31:AM)

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE