quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bài số 4: Các tổ chức phi chính phủ trong nước và BĐKH

Thứ Ba, 24/01/2012 | 11:37:00 AM

Trình bày vắn tắt kết quả hoạt động liên quan đến BĐKH của 5 tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu VACNE


1. CARE tại Việt Nam

-         Mô hình Quản lý lưu vực có sự tham gia

+       Lập kế hoạch dựa vào cộng đồng – dựa vào bức tranh tương lai toàn cảnh gồm cả MT và yếu tố KH

+       Hỗ trợ kỹ thuật Canh tác trên đất dốc

+       Trồng rừng – chú ý cây bản địa

+       Đa dạng sinh kế chú trọng yếu tố khí hậu

+       Kế hoạch và cơ chế quản lý nguồn nước liên xã

-         Mô hình Cộng đồng chống chịu và phục hồi trước rủi ro thiên tai tại ĐB sông Cửu Long

+       Nâng cao năng lực cho cộng đồng trong giảm rủi ro thiên tai thông qua lập kế hoạch và tập huấn

+       Cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình

+       Quản lý và điều phối hiệu quả




2. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

-         Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI): tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái

+       Là hệ thống canh tác lúa bền vững dựa trên quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất lúa để tối đa hóa năng suất và tối thiểu hóa vật tư đầu vào, giảm khí thải metal và carbon, đồng thời tăng thu nhập của người dân nông thôn.

-         Mô hình quản lý thủy nông có sự tham gia (PIM): tại Yên Bái, Phú Thọ

+       Tận dụng tối đa các nguồn lực cộng đồng vào quản lý công trình thủy lợi nhỏ -> sử dụng hợp lý tài nguyên nước hơn thông qua việc điều tiết nước một cách công bằng, hiệu quả.

-         Bảo tồn giống lúa thuần: tại Bắc Kạn

+       Bảo tồn và sử dụng giống lúa thuần -> tránh được rủi ro về bùng phát sâu bệnh hại, có thể chống chịu được những thay đổi thời tiết bất thường.

-         Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: tại TT Huế và Hà Tĩnh

+       Xây dựng năng lực cho ban PCLB ở cả cấp huyện, xã, thôn và nâng cao nhận thức của người dân địa phương về BĐKH.

+       Cải thiện hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, hệ thống cứu trợ khẩn cấp

+       Giới thiệu và thí điểm các mô hình sinh kế ứng phó tốt với BĐKH

à Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi vốn có và cải thiện năng lực để thích ứng với BĐKH.


3. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD)

-         Mô hình quản lý thủy sản bền vững xã Giao Xuân, Nam Định

(-) Hoạt động chính:

+       Xây dựng các hội/nhóm thủy sản bền vững

+       Xây dựng năng lực thích ứng với các rủi ro thiên tai

+       Hỗ trợ kinh doanh thủy sản bền vững, chia sẻ và nhân rộng mô hình.

(-) Kết quả:

+       Các thành viên hội nhóm được hỗ trợ nuôi ngao hiệu quả hơn, giảm tác hại đến môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm EU, có hiểu biết và chủ động phòng chống những rủi rô thiên tai do biến đổi khí hậu.

+       Hơn 1000 người (cán bộ chính quyền địa phương và người dân) tại khu vực được nâng cao nhận thức về quản lý thủy sản bền vững.

+       02 mô hình được áp dụng tương tự ở 2 khu vực khác: Nam Phú (Thái Bình) và Vạn Hưng (Khánh Hòa).


4. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM)

-         Mô hình cộng đồng bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm thích ứng với BĐKH xã Hương Phong, huyện Hương Trà, TT.Huế

+       Mục tiêu: Tăng cường khả năng của địa phương nhằm thích ứng với B ĐKH thông qua xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên dựa vào cộng đồng.

5. Center for Rural communities R&D (CCRD)

-         Phát triển và sử dụng các công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nông thôn

+       CCRD đang thúc đẩy việc ứng dụng và nhân rộng công nghệ sinh học dựa trên cơ chế thị trường. Cải thiện Biogas VACNINA (đã xây dựng 10.000 biogas (since 2002) giảm phát thải: 54.000 tons CO2 /year. Sản xuất và sử dụng phân sinh học (sản xuất 2,000 tấn phân sinh học, giảm: 200 tấn NPK sử dụng/năm).


6. WWF- Việt Nam và các dự án về BĐKH:
Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái, Bể chứa cácbon và năng lượng bền vững.

-         Khôi phục đất diện tích ngập nước tại vườn quốc gia Tràm Chim: Gỡ bỏ các đê kè và phục hồi lại hệ thống thủy văn tự nhiên tạo môi trường cho các sinh cảnh; các loài đặc hữu của vườn cũng như các cơ hội mới về sinh kế và bảo tồn cho các cộng đồng xung quanh.

-         Sinh kế nông thôn và thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (EBA) tại Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen: thay đổi hiện trạng sử dụng và khai thác bừa bãi hiện nay bởi các mô hình sử dụng có sự tham gia, tổ chức tốt hơn và bền vững hơn.

-         EBA tại tỉnh Bến Tre: Đánh giá có sự tham gia về khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương trước BĐKH cũng như thí điểm một số mô hình về EBA tại ba xã ven biển. Lồng ghép vào các hoạt động trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH cấp tỉnh.

-         Bể chứa cacsbon và đa dạng sinh học tại khu vực Trung Trường Sơn: Thúc đẩy quản lý bền vững và bảo vệ gần 200.000 hécta rừng xuyên biên giới đa dạng về loài và có diện tích rừng với khả năng hấp thụ cácbon lớn. 

-         Phát triển năng lượng bền vững: Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo ở các ngành sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên và cá khu vực cộng đồng dân cư nằm trong các vùng đệm.

 

Lượt xem: 1502

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE