Hoạt động của cộng đồng bao gồm rất nhiều cách thức, quy mô và lĩnh vực khác nhau. Phù hợp với tính chất đa dạng và phức tạp của lĩnh vực BĐKH, các hoạt động đó lại càng đa dạng.
Nhóm nghiên cứu VACNE
Không kể tới hàng loạt hoạt động trong khuôn khổ được tài trợ của Nhà nước và do các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ ngành và địa phương tổ chức, sau đây chúng ta lược kê các hoạt động cho chính tổ chức quần chúng hoặc cộng đồng thực hiện bằng kinh phí tự kiếm được của mình ở đây chỉ dẫn ra các ví dụ được thực hiện trong những năm gần đây và được xắp xếp theo thứ tự từ Hội đến Mạng lưới, Diễn đàn, các tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức và dự án nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Mỗi một ví dụ được viện dẫn lại có thể bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau và có thể có những nguồn tài trợ khác nhau, nhưng phải toát lên được 3 nội dung chính: là hoạt động của cộng đồng, liên quan tới BĐKH, được thực hiện gần đây và chủ yếu do các nguồn kinh phí tự có.
1. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)
Được thành lập từ năm 1988, VACNE hiện có 150 hội thành viên ở hầu khắp các địa phương, các bộ ngành, bao gồm cả lĩnh vực khoa học, văn hóa nghệ thuật, doanh nhân và các tình nguyện viên. Hội luôn chú trọng các nghiên cứu và hoạt động về BĐKH. Cuối năm 2007, VACNE chủ động chuẩn bị và tiến hành Hội thảo khoa học “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam”. Hội thảo được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao và đã đưa ra được kiến nghị về Khung logic của chương trình MTQG về BĐKH gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Năm 2011, Hội thảo lần thứ 2 với cùng tên gọi đã được tổ chức và đã đưa ra nhiều khuyến nghị quan trọng hỗ trợ rất nhiều cho nhóm nghiên cứu.
VACNE đã thành lập ban chuyên môn có tên gọi Ban Biến đổi khí hậu, mở trang chuyên đề Biến đổi trên Web của Hội (vacne.org.vn). Trang Web này hiện nay trung bình có gần 10.000 lượt truy cập mỗi ngày đối với bản tiếng Việt và gần 400 lượt đối với bản tiếng Anh.
Năm 2009 VACNE xuất bản cuốn “Những điều cần biết về BĐKH” (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật). Năm nay, cuốn sách được tài trợ tái bản và phát hành rộng rãi cho cộng đồng.
Các chuyên gia hàng đầu của VACNE thường xuyên được mời đi thuyết trình, giảng bài, trả lời phỏng vấn viết bài cho báo đài, các bộ ngành và địa phương trong cả nước về BĐKH.
Việc tổ chức thường niên Hội thảo khoa học Bảo tồn Đa dạng sinh học Dãy Trường Sơn từ năm 2008 tới nay đã ngày càng bao hàm nhiều nội dung quan trọng về nghiên cứu BĐKH ở khu vực đặc sắc này.
VACNE đã có nhiều khuyến nghị quan trọng đối với các cơ quan Nhà nước về BĐKH thông qua việc đóng góp ý kiến cho xây dựng chương trình MTQG, kế hoạch hành động về BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH,… Đặc biệt, khuyến nghị của VACNE cũng là của Nhóm nghiên cứu về việc cần thành lập một tổ chức tương xứng quản lý thống nhất và tập trung các hoạt động BĐKH đã được Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp nhận, có công văn hoan nghênh và lập nhóm nghiên cứu liên quan. Đến nay, việc thành lập tối thiểu Cục BĐKH trực thuộc Bộ tách từ Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH đã hoàn thành. Kiến nghị của VACNE đã đi vào đời sống.
2. Các mạng lưới cộng đồng về BĐKH
Như trên đã trình bày, Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH đã ký bản ghi nhớ hợp tác với 2 mạng lưới cộng đồng về BĐKH là VNNGO&CC và CCWG. Mạng VNNGO&CC thành lập từ tháng 2 năm 2008 nhằm mục đích góp phần giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của người dân nghèo Việt Nam trước những tác động của BĐKH. Hiện Mạng lưới có hơn 500 tổ chức, cá nhân đăng ký, có trang Web riêng là www.ngocentre.org.vn/ccwg. Mạng lưới NGO&CC được thành lập từ tháng 9 năm 2008 nhằm mục đích phối hợp và bổ sung cho những nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ người dân nghèo Việt Nam ứng phó với BĐKH. Hiện Mạng lưới này đã có 300 tổ chức, cá nhân đăng ký và có trang Web riêng là www.vnngo-cc.vn.
Hai mạng lưới này hoạt động chính trong 4 lĩnh vực là: Điều phối bằng việc xây dựng các dự án/sáng kiến, huy động nguồn lực và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động về BĐKH; Vận động chính sách bằng cách đóng góp kiến thức/kinh nghiệm xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến BĐKH; Giáo dục và truyền thông như tổ chức các chiến dịch, xuất bản bản tin điện tử, phân phát tài liệu, tập huấn); và xây dựng và phổ biến các mô hình thực tiễn ứng phó BĐKH. Lĩnh vực xây dựng và phổ biến mô hình là lĩnh vực đạt nhiều kết quả phong phú, đa dạng. Đặc điểm của các mô hình cộng đồng này là:
- Có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng
- Sử dụng được nhiều kiến thức bản địa
- Tính hiệu quả cao, tự chủ và bền vững
- Khuyến khích tính sáng tạo của cộng đồng
- Lồng ghép được vấn đề bình đẳng giới
- Cộng đồng được tiếp thu các công nghệ mới liên quan BĐKH.
3. Các diễn đàn về BĐKH
Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam là một tổ chức thành viên của VACNE đã được thành lập trên 10 năm nay. Diễn đàn đã có sáng kiến tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến BĐKH như tổ chức hội thảo cho các tổng biên tập và thư ký tòa soạn, tổ chức nhiều đợt hội thảo – điền dã đến các nơi có vấn đề về BĐKH, ra chuyên san về BĐKH (tầm cỡ khu vực, song ngữ),…. Hoạt động của Diễn đàn có tác dụng rất tốt về BĐKH đối với cộng đồng và các cơ quan quản lý các cấp.
Diễn đàn doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó BĐKH tuy mới được thành lập từ tháng 6/2011, nhưng có ý nghĩa quan trọng vì liên quan tới doanh nghiệp ở vùng nhạy cảm nhất đối với BĐKH.
Các thành viên tham gia diễn đàn sẽ chia sẻ kinh nghiệm về những sáng kiến thân thiện với môi trường, ủng hộ PTBV, giảm lượng khí thải CO2, đồng thời cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động cụ thể với sự hỗ trợ của các chuyên gia BĐKH.
Tham gia Diễn đàn, các doanh nghiệp có thể tham dự vào một loạt các hoạt động giáo dục môi trường, trồng rừng ngập mặn, thăm quan các điểm nóng sinh thái, những khu vực bị ảnh hưởng của BĐKH trong vùng.
Khối doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, gây ra lượng phát thải lớn khí CO2, đồng thời cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động cụ thể với sự hỗ trợ của các chuyên gia BĐKH.
Tham gia Diễn đàn, các doanh nghiệp có thể tham dự vào một loạt các hoạt động giáo dục môi trường, trồng rừng ngập mặn, thăm quan các điểm nóng sinh thái, những khu vực bị ảnh hưởng của BĐKH trong vùng.
Khối doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, gây ra lượng phát thải lớn khí CO2 nhưng lại chưa hiểu biết nhiều về BĐKH. Việc ra đời Diễn đàn sẽ nhằm khuyến khích sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng các sáng kiến và giải pháp tăng khả năng thích ứng với BĐKH và tính bền vững của đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hơn 1300 loài cá nước ngọt sinh sống, 4 trong số đó thuộc 10 loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, loài lớn nhất là cá tra dầu sông Cửu Long, hoặc đặc hữu, đang xếp trong tình trạng nguy cấp.