quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bài số 2: Thử nhận thức lại vai trò cộng đồng với BĐKH

Chủ Nhật, 22/01/2012 | 05:04:00 AM

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng của cộng đồng bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36 năm 1998 và Nghị quyết 41 năm 2004 của Bộ Chính trị “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân”.


Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”.

Các tổ chức bao gồm nhiều loại hình, như các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi toàn xã hội, nhưng thông thường được hiểu là cộng đồng ở cơ sở, tức là nhóm người sống tại cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương. Các tổ chức, cộng đồng, tuy có tính chất và đặc điểm khác nhau, nhưng đều phát huy vai trò trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/11/1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay, có hàng trăm đơn vị hội viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN và nhiều các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay, có hàng trăm đơn vị hội viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và nhiều các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại các tỉnh và thành phố. Các hội này nói chung không có hệ thống tới cơ sở, mà thường là tập hợp các nhà chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tư vấn đào tạo và chuyển giao công nghệ. Cho đến nay, các hội đã đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, như Luật Bảo vệ môi trường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia,… Đối với một số dự án quan trọng, như dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, các hội đã được yêu cầu nghiên cứu đóng góp ý kiến cho báo cáo nghiên cứu khả thi của công trình này, trong đó có phần về đánh giá tác động môi trường. Nhiều điều kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp nhận.

Tuy không có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở, nhưng các hội vẫn có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường, thí dụ như Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,… có hệ thống tổ chức từ trung ương tới cơ sở, vì vậy có điều kiện và vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên cùng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Các chương trình lớn của quốc gia có liên quan đến môi trường, như Chương trình 327 trước đây về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, Chương trình 5 triệu ha rừng hiện nay, Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn và hiện nay là Chươn trình MTQG ứng phó với BĐKH có thành công hay không, phần quyết định là ở các hoạt động của cộng đồng ở địa phương.

Các dự án do Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ để xây dựng những mô hình về cải thiện điều kiện sinh hoạt và bảo vệ môi trường chỉ có thể đạt kết quả tốt, nếu mô hình phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của địa phương, được nhân dân chấp nhận và nhất là sau khi dự án kết thúc, có thể được tiếp tục nhân ra, nhằm giải quyết vấn đề trong phạm vi rộng hơn.

Ngay với các dự án do Chính phủ đầu tư toàn bộ, như dự án về xây dựng hệ thống dẫn và cấp nước phục vụ dân sinh, thì cộng đồng địa phương phải đảm bảo việc khai thác sử dụng có hiệu quả và có trách nhiệm bảo quản, duy trì công trình. Nếu không, sẽ xảy ra trường hợp “cha chung không ai khóc”, công trình sẽ không phát huy được công dụng mong muốn và sẽ mau chóng hư hỏng.

Cộng đồng địa phương còn có thể đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, nhất là những gì có tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân tại đó.

Vì vậy, thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một trong các biện pháp quan trọng để xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong đó có các hoạt động liên quan đến BĐKH.

Việt Nam hiện đang rất nỗ lực để thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, đưa đất nước đi theo con đường phát triển bền vững. Có thể nói, về mặt chủ trương, về mặt xác định các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Việt Nam đã chuẩn bị tương đối đầy đủ. Chính phủ Việt Nam đã ký kết Tuyên bố Rio, trong đó có Nguyên tắc 10 và kế hoạch hành động của Hội nghị Thượng đỉnh Rio- 1992 về môi trường và phát triển và Tuyên bố Joha, trong đó tái khẳng định Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio và kế hoạch thực hiện của Hội nghị thượng đỉnh Joha – 2001 về phát triển bền vững ngay trong thời gian diễn ra các Hội nghị. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (kế hoạch 1991-2000) và là một trong những nước sớm xác định ở tầm quốc gia Định hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã cố gắng tổ chức thực hiện việc tiếp cận giải quyết các vấn đề môi trường, chú trọng các giải pháp liên quan đến cộng đồng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường, nếu Luật Bảo vệ môi trường 1993 chưa đề cập đầy đủ đến sự tham gia bắt buộc của cộng đồng, thì Luật Bảo vệ môi trường 2005 và tiếp đó là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ ràng, chặt chẽ các điều khoản này. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) và Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục ký kết các nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức phi chính phủ khác về các nội dung liên quan đến việc tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Thực hiện chủ trương Dân chủ từ cơ sở, các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng không ngừng lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các nội dung Dân chủ từ cơ sở như về tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn làng xã, khu phố văn hóa, tiêu chuẩn đơn vị, địa phương tiên tiến. Đây không những là cam kết của Nhà nước mà đã biến thành cam kết của người dân, của cộng đồng về việc cùng tham gia bảo vệ môi trường. Vấn đề xã hội hóa bảo vệ môi trường, vấn đề thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” trong hoạt động bảo vệ môi trường đã là nguyên nhân thành công của nhiều mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường ở Việt Nan.

Có thể tin tưởng rằng, mặc dù còn rất nhiều việc phải làm, Việt Nam có nhiều tiềm năng thực hiện quyền tiếp cận môi trường của người dân cùng với việc thực hiện nhiều chiến lược quốc gia quan trọng, trong đó có Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Nhằm đạt được sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, một trong những bước đột phá chính của Chính phủ Việt Nam là thực hiện Chương trình tổng thể về Cải cách hành chính trong đó đặc biệt chú trọng đến tiếng nói của người dân, đến trách nhiệm phải giải trình của các cơ quan công quyền và việc định hướng lại phong cách làm việc “vì dân” của công chức ở Trung ương và địa phương. Chương trình tổng thể về cải cách hành chính khẳng định tầm quan trọng của tính công khai, của sự tham gia của người dân, của tính minh bạch trong việc xác lập kế hoạch và quy hoạch, của việc ra quyết định và tổ chức thực hiện ở các cấp, trong đó có rất nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường.

Cần nhấn mạnh là Chương trình tổng thể cải cách hành chính hiện đang được thực hiện có kết quả với những giải pháp có thể nói đã làm thay đổi một phần diện mạo quản lý nhà nước ở Việt Nam. Chẳng hạn giải pháp “một cửa, một con dấu” đã trở thành quy chế bắt buộc đối với các cơ quan hành chính công trên toàn Việt Nam từ tháng 6 năm 2003. Việc quản lý môi trường, quản lý các hoạt động liên quan BĐKH cũng nằm trong guồng máy này.

Các quy định có lợi cho người dân về thông tin, về tham gia và quyền tiếp cận tư pháp về môi trường được thể hiện khá nhiều trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được thông qua năm 2005 và Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua năm 2008. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho quyền tiếp cận môi trường của người dân và cộng đồng.

Tuy nhiên, tình hình chung ở nhiều nước cũng như ở nước ta là vai trò của cộng đồng vẫn chưa được đánh giá đúng mức, chưa được tạo điều kiện đầy đủ và đặc biệt là chưa được huy động mạnh mẽ trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Tìm cách để khắc phục được tình trạng phổ biến này luôn là mối trăn trở của nhiều người, nhiều tổ chức, ở đây là việc tổ chức thực hiện tốt hơn Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH.


Lượt xem: 1646

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE