quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bài số 1: Vai trò cộng đồng ứng phó với BĐKH liên quan đến thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia

Thứ Sáu, 20/01/2012 | 09:19:00 PM

Như thường lệ, vai trò cộng đồng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình MTQG ứng phó với BĐKH được thể hiện tương đối đầy đủ trong văn kiện của Chương trình.

 
  Hoàn thiện tổ chức Ủy ban Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu Về mặt quan điểm chỉ đạo, quan điểm thứ 3 nêu rõ “Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu”. Quan điểm chỉ đạo này được thể hiện trong nguyên tắc chỉ đạo số 3 là “… nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhận đối với việc ứng phó với BĐKH…”.

Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH nêu lên 8 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhiệm vụ 5 liên quan nhiều nhất đến cộng đồng. Văn bản của Chương trình nêu như sau.

“5. Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao”.

Tiếp đó, Chương trình đưa ra 4 chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010 là:

-         Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức và bắt đầu triển khai thực hiện ở các ngành và địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.

-         Bước đầu triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức trong hệ thống giáo dục, đào tạo; xây dựng, phổ cập tài liệu và phương tiện phục vụ nâng cao nhận thức.

-         Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và triển khai thực hiện ở các ngành và địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.

-         Trên 10% cộng đồng dân cư và trên 65% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

Trong văn kiện của Chương trình, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ sự phân công thực hiện đối với cộng đồng trong mục “Các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp”. Cụ thể là: “Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự án trong Chương trình và kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương”.

Từ quan điểm đến nguyên tắc chỉ đạo, nhiệm vụ giải pháp và phân công thực hiện, vai trò cộng đồng đều có vị trí và được thể hiện bằng các câu chữ cụ thể. Tuy nhiên, phần dưới chúng ta sẽ phân tích xem như vậy đã đủ chưa và nhất là tương quan với các đối tượng khác như thế nào.

Trong văn kiện của Chương trình cũng đề cập tới danh mục 26 nhiệm vụ/dự án thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH, trong đó có 3 nhiệm vụ/dự án được Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường mời 3 tổ chức chính trị - xã hội đồng chủ trì là:

-         Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, kinh phí 15 tỷ trong các năm 2009 – 2015;

-         Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và vấn đề giới trong công tác ứng phó với BĐKH, kinh phí 7 tỷ trong các năm 2009 – 2015;

-         Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vận động, các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH, kinh phí 80 tỷ trong các năm 2009 – 2015.

Tổng kinh phí cho 3 nhiệm vụ/dự án này là 102 tỷ so với tổng kinh phí là 1965 tỷ của 26 nhiệm vụ/dự án, tức là chiếm khoảng 5% tổng kinh phí, một con số rất khiêm tốn.

Theo Báo cáo tổng kết hàng năm cũng như đánh giá của Văn phòng Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH, truyền thông cộng đồng về BĐKH là một trong các hoạt động thành công nhất của Chương trình. Đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thành việc ký kết các hợp đồng và nghị quyết liên tịch về môi trường đã với tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, với Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, đặc biệt gần là việc ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với Mạng lưới các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam và BĐKH (Mạng VNNGO&CC) và Nhóm làm việc về BĐKH của các tổ chức phi chính phủ (NGO&WB) ngày 18/11/2011 nhằm phối hợp tổ chức thực hiện tốt Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH. Đầy là một nỗ lực rất lớn của cơ quan Chủ quản thực hiện Chương trình.

Bộ TN&MT cũng đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng để tăng thời lượng, nội dung về BĐKH trong các buổi phát sóng và trên mặt báo viết, báo điện tử. Các cơ quan truyền thông cũng liên tục tìm kiếm các hình thức tuyên truyền về BĐKH. Nhiều bộ, ngành và địa phương có nhiều nỗ lực trong việc chủ động triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng với các nội dung thiết thực.

Nhìn chung, theo đánh giá chính thức, thông qua các hoạt động truyền thông, đến nay nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội về BĐKH đã được nâng lên rõ rệt. Nhận thức của toàn xã hội về BĐKH được nâng lên là rõ ràng, nhưng để đánh giá cụ thể là “đã được nâng lên rõ rệt” thì còn cần điều tra sâu hơn, rộng hơn và khoa học hơn.

Chẳng hạn, để có thể biết được là chỉ tiêu của Chương trình đến năm 2010, bảo đảm trên 65% công chức, viên chức nhà nước và 10% cộng đồng dân cư có hiểu biết cơ bản về BĐKH và tác động của nó có đạt hay không, những phỏng vấn của Nhóm nghiên cứu VACNE cũng như dư luận chưa có đủ cơ sở kết luận. Nếu lấy kết quả hoạt động thực tiễn ra để đánh giá thì còn khó hơn.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do các tác động của BĐKH. Hiện tại có rất ít những nghiên cứu về mức độ nhận thức hoặc thái độ đối với vấn đề BĐKH của người dân Việt Nam, tuy nhiên có những lý do để chúng ta có thể nhận định rằng mức độ nhận thức nói chung vẫn còn thấp. Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những nước ít lo lắng nhất về BĐKH. Mặc dù ở Việt Nam hiện chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về BĐKH tính đến thời điểm này, tuy nhiên, một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, ví dụ như một nghiên cứu của Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương hiện không nhận thức đầy đủ vấn đề BĐKH và họ thiếu thông tin, phương pháp, công cụ và kinh nghiệm để đối phó với nó. 

Viện dẫn một khảo sát cụ thể gần đây tại Thừa Thiên - Huế để minh chứng.

Tổng kết 120 phiếu trả lời của ngư dân tại 4 xã thuộc 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc “Nội dung tham vấn cộng đồng về xây dựng chiến lược truyền thông về BĐKH trong khai thác và NTTS”, nhóm nghiên cứu có một số nhận xét:

Số người đã nghe/biết các thông tin về BĐKH: 78/120 (65%). Các phương tiện thông tin được sử dụng để nghe/biết các thông tin về BĐKH của nhóm ngư dân trên như sau (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp):

-         Đài truyền hình của Tỉnh:                    78 (100%)

-         Đài truyền hình Trung ương:               63 (80,8%)

-         Đài Phát thanh của Tỉnh:                     54 (69.2%)

-         Báo chí của tỉnh:                                  37 (47,4%)

-         Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam:     30 (38.5%)

-         Các lớp tập huấn về BĐKH:                23 (29,5%)

-         Phổ biến thông tin về môi trường và BĐKH tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm:                                                       18 (23.1%)

-         Báo chí của Trung ương:                      14 (18,0%)

-         Đài Phát thanh của thôn/xóm:                5 (6,4%)

Từ con số thống kê trên, ta thấy: Ngư dân nghe/biết các thông tin về BĐKH nhiều nhất qua đài truyền hình, sau đó là Đài phát thanh. Qua phương tiện báo chí không cao, phản ảnh thực chất trình độ văn hoá của ngư dân còn thấp. Chỉ có 29,5% số người biết thông tin về BĐKH qua các lớp tập huấn về BĐKH, chứng tỏ số người được tham gia các lớp tập huấn về BĐKH còn hạn chế. Điều thú vị ở đây là, số người biết thông tin về BĐKH qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, kể cả báo chí của tỉnh) chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH.

Cũng từ tham vấn cộng đồng ngư dân trên ta nhận biết những hình thức truyền thông nào thích hợp và có hiệu quả cao trong cộng đồng ngư dân:

-         Đài truyền hình:                                                           109 (90,8%)

-         Tổ chức các buổi trò chuyện về tác động của BĐKH:  94 (78,3%)

-         Các lớp tập huấn về BĐKH:                                          89 (74,2%)

-         Tờ rơi, áp phích:                                                             80 (66,7%)

-         Phổ biến thông tin về môi trường và BĐKH tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm:                                                                79 (65,8%)

-         Các chiến dịch truyền thông về BĐKH và môi trường: 73 (60,8%)

-         Các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH:                                    49 (40,8%)

-         Báo chí:                                                                           46 (38,3%)

-         Các cuộc biểu diễn văn nghệ có chủ đề về BĐKH:        46 (38,3%)

-         Đài Phát thanh:                                                                36 (30%)

Ngoài truyền hình, công cụ truyền thông phổ biến và hữu hiệu hiện nay, người dân rất ưa thích các buổi trò chuyện về tác động của BĐKH, phổ biến thông tin về môi trường và BĐKH tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm hoặc tổ chức các chiến dịch truyền thông về BĐKH và môi trường; Các lớp tập huấn về BĐKH được nhiều người mong đợi. Nhiều ý kiến cho rằng hoạt động truyền thông về BĐKH và môi trường hiện nay còn rất yếu, cần có nhiều hình thức phong phú cho hoạt động này, như thiết kế những panô, áp phích cỡ lớn đặt ở những nơi đông người sẽ có hiệu quả tuyên truyền cao. Tờ rơi, đài phát thanh sẽ rất cần cho những người dân làm nghề không cố định phải di động, xa nhà. Các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH và các cuộc biểu diễn văn nghệ có chủ đề về BĐKH và môi trường là những hình thức mới, thích hợp nhiều và có tác dụng giáo dục đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh.

Mặc dù vậy, Nhóm nghiên cứu của VACNE cho rằng, Chương trình MQQG ứng phó với BĐKH cần được bổ sung rất nhiều để có thể nâng cao vai trò cộng đồng trong ứng phó với BĐKH tương xứng với vị trí cần có. Để lý giải cho việc này, Nhóm nghiên cứu trình bày các quan điểm lý luận của mình nhận thức về vai trò cộng đồng với BĐKH, và quan trọng hơn là một số kết quả hoạt động của cộng đồng liên quan đến BĐKH trong thời gian mấy năm gần đây, từ đó rút ra các kiến nghị cần thiết.

Lượt xem: 1523

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE