quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Bài phát biểu của PGS.TS Phạm Bình Quyền - Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT VN tại Lễ công nhận Cây Sa mu dầu là Cây di sản Việt Nam

Thứ Năm, 05/05/2011 | 10:53:00 AM

Ngày 29/4/2011 Hội Bảo vệ TN&MT VN đã tổ chức Lễ công nhận Cây di sản Việt Nam Cây Sa mu dầu Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG LỄ CÔNG NHẬN
CÂY SA MU DẦU LÀ CÂY DI SẢN VIỆT NAM
 
 
 
Kính thưa Ông Hồ Đức Phước,  Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Kính thưa Đ/c Trần Văn Hằng, UVTW Đảng, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An.
Kính thưa Đ/c Nguyễn Thế Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An.
Kính thưa Đ/c Phan Đình Trạc, UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.
Kính thưa Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam.
Kính thưa Đ/c Dương Quốc Thanh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao.
Kính thưa GS. TS. Nguyễn Hoàng Trí, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia con người và sinh quyển Việt Nam.

         Kính thưa các quý vị đại biểu,
 
 

Tôi rất vui mừng được thay mặt BCH Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tới dự buổi lễ trọng thể này, và trao Bằng Chứng nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Sa mu dầu ở vườn quốc gia Pù Mát , tỉnh Nghệ An.
Như quý vị đã biết, Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và phát động vừa được một năm (ngày 18 tháng 3 năm 2010), nhưng tới nay đã có rất nhiều đơn vị, cá nhân trong cả nước hưởng ứng, với gần 300 cây ở 20 tỉnh/thành phố đã đăng ký. Bước đầu, Hội đồng Cây Di sản của Hội đã xét duyệt và công nhận 92 cây, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có cây Sa mu dầu ở vườn quốc gia Pù Mát , tỉnh Nghệ An.
Sở dĩ sự kiện vinh danh Cây di sản của VACNE được cộng đồng hưởng ứng sôi nổi, từng bước có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, cũng như các ngành chức năng địa phương. Vì ngoài mục tiêu bảo vệ Đa dạng về sinh học cho nhân loại, hoạt động này rất thiết thực với nhu cầu văn hóa, tinh thần cuả cộng đồng. Nhất là nhu cầu chăm sóc, bảo vệ những cây cổ thụ ở các khu di tích lịch sử văn hóa của địa phương, của Quốc gia.
Trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức Lễ công nhận cây di sản đầu tiên cho 9 Cây Muỗm cổ thụ ở Đền Voi Phục Thụy Khuê (Hà Nội). Sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương, của các tổ chức xã hội như: Hội Di sản Văn hóa, Liên hiệp các Hội KHKT thành phố Hà Nội. Và đặc biệt, Hội còn nhận được sự hiện diện và động viên kịp thời của bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc Hội.
 
 Kính thưa các quý vị đại biểu:
Cây Samu dầu do Vườn Quốc gia Pù Mát đề cử đã chính thức được Hội đồng Cây Di sản Việt Nam xét duyệt, và được Hội BVTN&MT Việt Nam quyết định công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Đây là cây cổ thụ đầu tiên ở Nghệ An được công nhận Cây Di sản Việt Nam và cũng là một trong những cây cao to và hùng vĩ vào loại bậc nhất ở Việt Nam, với chiều cao khoảng 70m và có chu vi thân đo được là 23,7m, đường kính thân 5,5m.
Cây Sa mu này mọc ở thượng nguồn Khe Bu, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. (ở tọa độ 0453300 - 2100600), Đồng bào dân tộc Thái tại địa phương gọi cây này là cây Mậy Pẹc. Tới nay, cây Mậy Pẹc vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, thân thẳng, có tán lá thưa, hình nón hẹp .
Kính thưa các quý vị đại biểu
Việc Lựa chọn và vinh danh cây Sa mu này là Cây Di sản của của Việt Nam vừa trực tiếp bảo tồn nguồn gen tiêu biểu của Việt Nam, vừa là hoạt động tích cực Quảng bá cho du lịch của Nghệ An. Đặc biệt là: qua hoạt động này, cũng giới thiệu về sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, với các nhà khoa học và bạn bè trên thế giới; góp phần nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng mong muốn tất cả các cá nhân, đơn vị, đặc biệt các quý vị đại biểu ở đây, tiếp tục nghiên cứu tìm tòi và để cử các cây đáp ứng các tiêu chí Cây Di sản Việt Nam và gửi đăng ký về cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn gửi thông điệp tới đại diện UNESCO, các quý vị nước ngoài có mặt tại đây rằng: Sự kiện vinh danh Cây Di sản không chỉ có ý nghĩa đối với sự bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, mà còn của cả hành tinh của chúng ta. Kính mong các quý vị quan tâm, có giải pháp ủng hộ thiết thực.
Xin chúc sức khỏe quý vị đại biểu,
Chúc lễ công bố Quyết định công nhận Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và Vinh danh cây Sa mu dầu là Cây Di sản Việt Nam thành công tốt đẹp
 
 

Lượt xem: 1698

Các tin khác

TP.Thủ Dầu Một: Công bố quần thể Cây Di sản Việt Nam

(27/04/2024 05:20:AM)

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

(25/04/2024 01:07:PM)

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(25/04/2024 12:55:PM)

Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 10:43:PM)

Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 09:33:PM)

Đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

(24/04/2024 03:18:PM)

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE