quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

(TTXVN, MONRE): Rừng khộp đang bị khai thác không hợp lý, khoa học

Thứ Hai, 14/10/2013 | 01:35:00 PM

Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ V” với trọng tâm bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 10/10.

Hồ nước trong rừng khộp mùa mưa. (Nguồn: wikipedia.org)

Hội thảo được sự tài trợ của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Tới dự hội thảo gồm đông đảo các nhà khoa học, cán bộ quản lý ở Trung ương và các địa phương trong khu vực Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh Hòa, cùng một số vị lãnh đạo và đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Môi trường trong việc kiên trì nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền và cổ động cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Hội cũng đã phát huy tốt vai trò của một tổ chức phi chính phủ trong việc vận động cộng đồng dân cư, các nhà khoa học thực hiện chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như triển khai Nghị quyết Trung ương 24 về lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các đại biểu dự hội nghị đã nghe báo cáo về các lĩnh vực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng khộp, các nguồn lợi và những đặc thù có một không hai của rừng khộp; sinh kế của cộng đồng trong điều kiện bảo tồn rừng khộp; rừng khộp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường rừng khộp; những kinh nghiệm thực tiễn; những thách thức trong bảo vệ, bảo tồn rừng khộp trước áp lực phát triển kinh tế-xã hội.

Các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý ở Trung ương và địa phương tại hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến thực tiễn và khoa học thiết thực và hữu ích về các vấn đề trên.

Hội thảo thống nhất nội dung hệ sinh thái rừng khộp là hệ sinh thái độc đáo, hiếm có trên thế giới, hiện chủ yếu chỉ còn ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chiếm một phần rất lớn. Rừng khộp Tây Nguyên rất phong phú tài nguyên, đa dạng về sinh học và có giá trị lớn đối với kinh tế-xã hội.

Rừng khộp đang bị hiểu sai, bị khai thác không hợp lý và không khoa học gây giảm diện tích, suy giảm về đa dạng sinh học, làm biến mất không ít các loài đặc hữu quý hiếm, tiêu biểu là lợn vòi, bò xám, làm giảm sinh kế và mai một tri thức bản địa.

Hội thảo cũng nêu bật sự cần khẩn thiết cứu lấy hệ sinh thái rừng khộp, áp dụng các biện pháp đồng bộ để ngăn chặn kịp thời những hoạt động có nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên, đặc biệt là các giải pháp có tính chiến lược như xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần lồng ghép các hoạt động bảo tồn rừng khộp trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Trước mắt, kiến nghị nhà nước xem xét việc “đóng cử#a” rừng khộp, đồng thời ban hành một văn bản riêng về bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên; nên xây dựng một số trạm cứu hộ động vật trên địa bàn Đắk Lắk, Gia Lai; thí điểm mô hình chăn nuôi động vật hoang dã dưới tán rừng, khu nhân giống các loài cây quý hiếm bản địa phục vụ nhân rộng ở địa phương.

Hội thảo quán triệt về công tác cảnh báo với các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư ở địa phương và bản địa rằng “hết rừng khộp là hết Tây Nguyên”./.


Quang Huy-Bích Thủy

(TTXVN)



Lượt xem: 1441

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE