quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

“Cuộc chiến” giữ cây gỗ hương cổ thụ

Thứ Năm, 06/10/2011 | 06:23:00 AM

Bước vào thôn Yuk Kla (xã Đắk Liêng, huyện Lắk, Đắk Lắk), hình ảnh ấn tượng là một cây hương cổ thụ đứng sừng sững giữa đất trời.

 

Người dân trong thôn vẫn tự hào khi nói với nhau rằng trong khi rừng núi khắp nơi bị tàn phá, nhiều cây gỗ quý bị chặt hạ thì ngay giữa làng cây gỗ hương (loại gỗ quý thuộc nhóm 2A) vẫn đứng sừng sững từ thế hệ này qua thế hệ khác.

 

Cây gỗ hương cổ thụ tại thôn Yuk Kla có đường kính khoảng bảy người ôm Ảnh: T.B.D.

 

Bà Dương Thị Sửu - trưởng thôn Yuk Kla - nói đến tận bây giờ vẫn không ai biết rõ cây hương có từ thuở nào và do ai trồng nên.  Sự xuất hiện “lẻ loi” của một cây gỗ quý cổ thụ ngay giữa vùng dân cư khiến tất cả dân làng tin rằng đó là một điều linh thiêng mà không phải ngẫu nhiên ông cha đã giữ lại.

Nhiều người lớn tuổi tại đây kể thôn Yuk Kla nguyên là một căn cứ cách mạng. Trong kháng chiến từng có rất nhiều người lính ngã xuống tại vùng này. Đều đặn hằng tháng, người làng chẳng ai bảo ai tự nguyện mang nhang, hoa quả ra gốc hương giữa làng dâng lên như tưởng nhớ về các linh hồn lưu lạc mà người dân tin là đang trú ngụ ở gốc cây.

Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, bỗng khoảng từ hai tháng trước, một nhóm người lạ cứ cách vài tuần lại mang nhang khói và rượu đến cúng. Họ đến với bộ dạng thành kính nhưng xong việc lại đứng nhẩn nha, hết nhìn lên đọt cây cao ngút lại mân mê bộ rễ cổ thụ trồi lên mặt đất, rồi xòe tay ra đếm như chuẩn bị làm một điều gì đó.

Vào lúc 9g ngày 22-9, năm thanh niên to lớn trên tay cầm cưa lốc, cuốc xẻng xăm xăm xông thẳng vào địa điểm cây hương. Sau vài ba lời khấn vái, họ bắt đầu giết hại cây hương. Người cuốc, người xẻng, kẻ cưa máy. Cứ thế chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, 1/3 bộ rễ của cây hương đã bị móc lên và bị cưa máy cắt ngang chảy ứa nhựa.

Ông Trần Quốc Niên, một người dân chứng kiến sự việc, kể nghe mấy đứa trẻ chạy đi báo, cả làng kéo về chỗ gốc hương. Một cuộc tranh chấp căng thẳng xảy ra, trước sự cương quyết của bà con, nhóm này đã phải xuống nước và chịu để tịch thu dụng cụ, chờ sự việc được giải quyết.

Nhiều cuộc họp thôn được tiến hành nhằm tìm cách cắt cử người đứng ra bảo vệ, nhiều bức thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm “kêu cứu” cho một biểu tượng của làng được người dân gửi đi. UBND xã Đắk Liêng đã cho người tới họp dân và thông báo rằng việc có nhóm người chặt cây hương là làm theo chỉ đạo, việc cây hương bị đốn hạ đã có chủ trương từ “cấp trên” và cây hương mà người làng chăm sóc thuộc quyền sở hữu của bà H’Đlăng Ông (buôn Ranh A, xã Đắk Liêng, huyện Lắk). Lúc này người dân mới bất ngờ, từ một cây hương chẳng ai đứng ra nhận hàng chục năm nay, đã trở thành tài sản của làng bỗng nhiên... có chủ. Nay với lý do “xin chặt hạ cây gỗ của dòng họ”, một người đã được làm chủ sở hữu cây cổ thụ của làng.

Bà Sửu cho biết ngày 24-9, một nhóm khai thác gỗ lại tiếp tục đến và tìm cách đào bới gốc. Ngay lập tức khoảng 60 người dân có mặt và ngăn cản không cho nhóm này cưa gốc cây hương. Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, ngày nào người dân cũng cắt cử người bảo vệ cây. Còn nhóm người lạ vẫn tiếp tục tìm đến. Hai bên “đôi co” nhau đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Người làng đã quyết: bằng mọi giá phải giữ cây gỗ hương lại, còn hương thì còn làng, hương đổ xuống thì làng cũng xem như mất đi.

 

Ông Võ Văn Tụ - hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lắk (Đắk Lắk): Việc chặt hạ cây hương cổ thụ tại thôn Yuk Kla dựa trên đơn xin khai thác gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên còn sót lại trong vườn rẫy của bà H’Đlăng Ông (buôn Ranh A). Khu đất nơi cây gỗ hương đang đứng trước đây thuộc sự quản lý của dòng họ Ông, nhưng đến năm 1997 dòng họ này đã sang nhượng khu đất trên cho ông Trần Đức Lạng, dòng họ Ông xin giữ cây hương lại để chăm sóc bảo vệ. Nay bà H’Đlăng Ông làm đơn xin được khai thác cây hương trên thì hạt xem xét hồ sơ và tiến hành các thủ tục cấp giấy phép khai thác. Tuy nhiên, bà H’Đlăng Ông nhận cây vì cho rằng “đó là cây của dòng họ Ông”, nay bà có quyền sở hữu chứ về thủ tục, bà H’Đlăng Ông không có giấy tờ hợp lệ chứng minh chủ sở hữu cây hương cổ thụ nói trên.

 

THÁI BÁ DŨNG

(TTO)

Lượt xem: 7904

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(28/03/2025 04:29:PM)

Thêm một cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(23/03/2025 06:48:PM)

Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam

(16/03/2025 11:53:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE