quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

Thứ Năm, 25/01/2024 | 09:05:00 AM

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

 WWF[-]và[-]những[-]chiến[-]dịch[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa[-]trong[-]du[-]lịch

 

Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” (“Dự án”) được chính thức phê duyệt theo Quyết định số 1462/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 07 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Việt Nam. Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) để thực hiện từ năm 2020-2023.
 
WWF[-]và[-]những[-]chiến[-]dịch[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa[-]trong[-]du[-]lịch
Ông Tạ Anh Tuấn- Giám đốc Truyền thông của Tổ chức WWF- Việt Nam tập huấn cho các doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch tại Côn Đảo
 
Một trong những mục tiêu quan trọng của Dự án là tuyên truyền nhằm mang đến cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò của mỗi cá nhân và sức mạnh của người tiêu dùng trong giảm thiểu rác thải nhựa. Vì vậy, các hoạt động truyền thông trong năm 2023 của Dự án hướng tới nhóm khách du lịch - cũng là người tiêu dùng nhựa - trên toàn quốc, đặc biệt là khách du lịch đến Phú Quốc, Côn Đảo. 
 
Từ cuối tháng 9/2023, Dự án bắt đầu triển khai một Chiến dịch truyền thông “Kiêng nhựa – Detox Trái đất khỏi rác nhựa dùng 1 lần” nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi của khách du lịch, tiến tới chủ động loại bỏ nhựa dùng 1 lần trước hành trình, và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa không cần thiết tại các điểm đến du lịch. Các hoạt động truyền thông tương tác với nhiều cách tiếp cận đa dạng của chiến dịch kỳ vọng đối tượng mục tiêu sẽ: Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng 1 lần không cần thiết trong quá trình chuẩn bị hành lý trước chuyến đi tới các điểm du lịch nói chung, và tới Côn Đảo, Phú Quốc nói riêng; Hạn chế phát thải rác nhựa, đặc biệt là rác nhựa từ các sản phẩm nhựa dùng 1 lần trong hành trình du lịch, dựa trên nền tảng nhận biết, hiểu, và cam kết (không ràng buộc) và tuân thủ các quy định hạn chế rác nhựa, bảo vệ môi trường tại các điểm đến du lịch. Website Kiêng Nhựa (https://kiengnhua.vn) là một điểm nhấn trong chương trình truyền thông thay đổi hành vi dự án triển khai trong năm 2023. Wesbite đã có 11.000 lượt truy cập sau 1 tháng triển khai, với lượt tương tác trên fanpage đạt 1 triệu lượt tiếp cận. Lần đầu tiên được giới thiệu, đây là một công cụ giúp du khách đo lường mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng món đồ nhựa dùng một lần như chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa/hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng 1 lần. Đồng thời, thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi tại trang website kiengnhua.vn, Dự án muốn truyền tải thông điệp để mỗi du khách đều có thể thấy được từng hành động tích cực của họ, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực.
 
WWF[-]và[-]những[-]chiến[-]dịch[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa[-]trong[-]du[-]lịch
 
Trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” triển khai tại Côn Đảo, WWF-Việt Nam phối hợp với UBND huyện Côn Đảo thực hiện các hoạt động giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đại dương đến môi trường và hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển. Nhằm đa dạng các kênh truyền thông về nhận thức và định hướng thay đổi hành vi đến khách du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, với mong muốn nâng cao kỹ năng thực hiện các chiến dịch truyền thông hướng đến du lịch sinh thái, du lịch phát triển bền vững cho các đơn vị truyền thông trên địa bàn huyện, WWF-Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực về chủ đề “Truyền thông du lịch giảm nhựa” cho cán bộ truyền thông trực thuộc các đơn vị trên địa bàn huyện Côn Đảo trong 02 ngày 04, 05/10/2023 tại Khách sạn The Secret Côn Đảo.
 
WWF và hoạt động hưởng ứng dọn biển, làm sạch môi trường 
 
Trong những năm qua, Dự án luôn tham gia và đồng hành với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới 08/6 và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, huy động sự tham gia của các lực lượng, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí và tầm quan trọng của biển, hải đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng có những hành động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tài nguyên - môi trường biển của Việt Nam.
 
Trong năm 2023, lễ phát động sự kiện đã được tổ chức tại khu vực đảo Lan Châu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An vào 04/6. Theo đó, Dự án đã phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chương trình “Làm sạch biển”, đồng thời tham gia vào các hoạt động truyền thông với thông điệp giảm rác nhựa , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển đảo và quảng bá hình ảnh dự án trong các sự kiện của Tuần lễ.
 
 WWF[-]và[-]những[-]chiến[-]dịch[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa[-]trong[-]du[-]lịch
 
Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo WWF-Việt Nam, đại diện các Bộ, ban, ngành đoàn thể trung ương, địa phương và hơn 500 cán bộ, hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Chương trình đã thu gom được khoảng 3 tấn rác, góp phần làm sạch môi trường biển, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường bằng những hành động thiết thực. Thông qua chương trình, cộng đồng và người dân cũng được tuyên truyền, tạo động lực về tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường và giảm sử dụng nhựa, cùng chung tay hành động bảo vệ môi trường biển, tạo cảnh quan ngày càng sạch- đẹp.
 
WWF khuyến cáo các công ty và khách du lịch giảm nhựa
 
Công ty du lịch cần xây dựng văn hóa du lịch văn minh thông qua hoạt động giảm thiểu dùng đồ nhựa đồng thời khuyến khích du khách chung tay tham gia.
 
WWF dẫn các báo cáo quốc tế cho biết, đến năm 2050 biển sẽ nhiều rác hơn cá tôm, hơn 700 loài sinh vật biển từ các loài động vật phù du đến các loài cá lớn sẽ chịu tác động của rác nhựa.
 
Các công ty du lịch cũng cần xây dựng chiến lược phát triển theo hướng kinh doanh có trách nhiệm, du lịch trách nhiệm, đóng góp cho xã hội và du lịch bền vững. Việc đầu tiên ở giai đoạn này là đưa ra thông điệp chính hướng đến phát triển bền vững và môi trường.

WWF[-]và[-]những[-]chiến[-]dịch[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa[-]trong[-]du[-]lịch
 
Sau đó, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giảm rác nhựa bằng hai bước. Trong đó, bước một - xác định các loại nhựa dùng một lần mà hoạt động kinh doanh phát sinh như: cốc nhựa, dao dĩa, ống hút, túi nylon, màng bọc thực phẩm, đồ trang trí sự kiện, hoa pháo, biển nhựa, quà tặng du khách... Từ cơ sở trên, các công ty đưa ra các biện pháp thay thế như dùng đồ có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc tự phân hủy, sử dụng bình nước to thay cho các bình nước nhỏ.
 
Công ty du lịch có thể ủng hộ kinh phí cho các dự án giảm rác nhựa hoạch tổ chức các hoạt động làm sạch bãi biển, hỗ trợ, hợp tác với các nền tảng cung cấp giải pháp giảm rác thải nhựa tại các điểm đến nơi công ty có hoạt động.
 
Đối với khách hàng, các công ty lữ hành cần tạo các lựa chọn có trách nhiệm để khách hàng lựa chọn hay chủ động trao đổi, từ đó, cam kết với chương trình giảm rác thải nhựa của công ty. Ngoài ra, để khuyến khích việc tái sử dụng, công ty có thể tặng, cho mượn các loại túi, bình đựng nước có thể tái sử dụng để khách hàng đi mua sắm, đựng đồ uống.

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển; bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển; nâng cao kiến thức của cộng đồng, xã hội về mối liên quan giữa việc xả thải rác nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe; nâng cao năng lực cán bộ trong quản lý, thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải, rác thải nhựa đại dương.
 
HỒNG MINH

(Tinmoitruong.com)

Lượt xem: 846

Các tin khác

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

Triển vọng rừng nhiệt đới 2025: Những câu chuyện đáng chú ý khi năm mới bắt đầu

(09/01/2025 09:25:AM)

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(08/01/2025 08:38:AM)

Nhiều điểm nhấn trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Sóc Trăng

(31/12/2024 08:09:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE