quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Về việc hoàn thiệnTiêu chí, việc đăng ký, xét duyệt và vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Thứ Hai, 13/04/2015 | 01:57:00 PM

(VACNE) - Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 5 năm sự kiện bảo tồn Cây di sản Việt nam, ngày 19/4/2015 tại Việt Trì, Phú Thọ.

 

Lê Thanh Bình, VACNE  

 

Từ lâu “Cây đa, bến nước, sân đình” đã gắn bó và trở thành một thực thể, không thể tách rời trong đời sống người Việt. Những cây cổ thụ ở đầu làng, trên bến nước, trước sân đình, đền, chùa…chứng kiến sự thăng trầm của một vùng đất. Nó, mang hồn cốt của lịch sử, văn hóa, tâm linh và là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Bảo vệ cây cổ thụ không chỉ là bảo vệ nguồn gene mà còn là bảo vệ những giá trị gắn liền với quá trình lịch sử - văn hóa, xã hội của địa phương.

 

 

 

 

Vì thế, trước khi phát động phong trào bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ, bảo tồn đa dạng sinh học, mang chủ đề bảo tồn Cây Di sản, được lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cân nhắc rất cẩn trọng, từ việc xây dựng, hoàn thiện Tiêu chí, xác lập quy trình đăng ký, tới việc thẩm định, xét duyệt và tổ chức Lễ vinh danh Cây.
Đây là những nội dung cốt lõi của sự kiện, phải đảm bảo vừa lâu dài nghiêm túc, khoa học, nhưng cũng phải đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người dân, những cộng đồng ở nhiều vùng miền khác nhau, kể cả đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, đây là sự khởi đầu, nên các Tiêu chí,  Mẫu hồ sơ đăng ký, cũng như Quy trình xét duyệt, công nhận và Vinh danh Cây Di sản phải từng bước được hoàn thiện, phù hợp với hoàn cảnh của dân, yêu cầu của đời sống xã hội.  

 

 

 

I. KHÁI NIỆM CÂY DI SẢN VIỆT NAM VÀ HÌNH THỨC VINH DANH

 

         Xác định Cây Di sản (tên tiếng anh - Heritage Trees) là cây gỗ hay cây thân gỗ, sống lâu năm, mọc tự nhiên hay được trồng,  và có giá trị đặc biệt về cảnh quan môi trường, văn hóa - lịch sử, khoa học,…

         Cây Di sản được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận và vinh danh cho từng cá thể (từng cây riêng rẽ), cụm cây (nhiều cây khác loài trên cùng một địa điểm) hoặc quần thể (nhiều cây cùng loài trên cùng một địa điểm)

 

 

II.TIÊU CHÍ CÂY DI SẢN VIỆT NAM:

A.Cây tự nhiên .

1.    Cây sống trên 200 năm, hùng vĩ, khỏe mạnh và có khả năng tồn tại lâu dài, đạt được các chỉ tiêu về kích thước như sau:

-          Cao trên 40m, chu vi lớn hơn 6 m đối với cây gỗ đơn thân

-          Cao trên 20m, chu vi thân chính lớn hơn 6m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus

2.    Ưu tiên các loài thực vật đặc hữu, quý, hiếm; cây có giá trị  đặc biệt về văn hoá, lịch sử, tâm linh.

 

B. Cây trồng.

1.    Cây sống trên 100 năm

2.    Có hình dáng hùng vĩ, khỏe mạnh và có khả năng tồn tại lâu dài, đạt được các chỉ tiêu về kích thước như sau:

-          Cao trên 30m, chu vi lớn hơn 4,5 m đối với cây gỗ đơn thân;

-          Cao trên 20m, chu vi thân chính lớn hơn  4,5 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus

3.    Ưu tiên các  cây có giá trị đặc biệt về cảnh quan, văn hóa - lịch sử và tâm linh.

 

Ghi chú:

 

-          1 và 2) là tiêu chí bắt buộc, tiêu chí 3) để xét ưu tiên

 

 

-          Chu vi cây đơn thân đo ngang ngực (1,3m); chu vi cây có bạnh vè đo trên bạnh vè 20 cm; chu vi các loài đa, si đo cả các rễ phụ sát thân chính.

 

       (Xem chi tiết phần hướng dẫn kỹ thuật)

C. Các cây khác : Bao gồm các nhóm cây.

1.    Cây ăn quả hoặc cây cảnh độc đáo

2.    Các cây không đạt các tiêu chí trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, văn hoá, lịch sử, tâm linh, cảnh quan… được các nhà khoa học và địa phương đề xuất.

 

 

 

 

 

III. MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÂY DI SẢN VIỆT NAM

 

 

 

 

 

I- THÔNG TIN CHUNG:

 

 

1- Tên cây thường gọi: ....................................................................

 

 

2- Tên địa phương:..........................................................................

 

 

3- Tên khoa học (nếu biết): .............................................................

 

4- Thuộc họ (nếu biết):

 

5- Địa chỉ nơi có cây: thôn, đường phố: ................. xã (phường): ..........................  

 

huyện (quận): ………………………………………….. tỉnh (thành phố):...... ............

6- Tọa độ địa lý (nếu có):

 

    Vĩ độ: ..........................................Kinh độ: ................................   

 

7. Cá nhân/ Tổ chức đăng ký

 

-       Họ và tên:...............................................................................

 

 

-       Địa chỉ:...................................................................................

 

 

-       Số điện thoại:..........................................................................

 

 

-       Email: ....................................................................................

 

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

1- Tuổi cây:

 

2- Cách xác định tuổi:......................................................................

 

 

3- Chỉ tiêu đo đếm: ........................................................................

 

4.1- Chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m

        Chu vi:m                                    Tính ra đường kính:                m

4.2- Chiều cao cây

Chiều cao vút ngọn:      (m)

Chiều cao đến chỗ phân cành:             m

4- Đặc điểm hình thái:

 

 

 

 

 

 

 

 
  - Cây đứng:            Một thân                      Hai hay nhiều thân

 

 

 

 
  - Cây nghiêng:        Hướng nghiêng             Góc nghiêng

 

 
  - Chu vi bạnh vè (nếu có):             m

 

5- Hiện trạng của cây (Tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại – Mô tả kỹ tình hình sâu bệnh ):   

 

 

6- Giá trị về mặt văn hóa - lịch sử, tâm linh: ......................................

 

 

....................................................................................................

 

7. Tình trạng sở hữu cây hiện nay.

III- THÔNG TIN KHÁC:

1- Ít nhất  4 ảnh  (1. Toàn cây, 2.đặc tả lá, 3. Đặc tả hoa và quả- nếu có) mầu hoặc đen trắng cỡ nhỏ nhất là 10x15. Chú ý đối với ảnh toàn thân cây, nên có các đối chứng như người hoặc các vật khác bên cạnh.

2. Các tài liệu nghiên cứu khác về cây đề xuất (nếu có):

 

                                         Ngày đăng ký

                                         Người đăng ký ( Ký tên)

( Nếu cá nhân đăng ký, phải có xác nhận của Chính quyền địa phương từ cấp xã trở lên)

 

 

Địa chỉ gửi: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Tầng 9, Khách sạn Công đoàn,14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel         : +84.4.3942080

Fax        : +84.4.3942079

E-mail   : vn@vacne.org.vn

 

 

 

 

 

IV.THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CÂY DI SẢN VIỆT NAM

 

 

Thành phần Hội đồng gồm 9  thành viên, bao gồm các chuyên gia về sinh học, lâm học và các nhà hoạt động môi trường.

1.    Chủ tịch Hội đồng là GS,TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam – nguyên Viện trưởng đầu tiên của Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.

2.    Phó chủ tịch Hội đồng là ông Vũ Văn Dũng, Hội Lâm nghiệp VN - nguyên Giám đốc Trung tâm sinh thái tài nguyên rừng (Viện Điều tra quy hoạch rừng , Bộ NN và PTNT).

3.    Uỷ viên Thư ký Hội đồng là Cử nhân Sinh học, nhà báo Phùng Quang Chính - nguyên Trưởng Ban Văn –Xã Thông tấn xã Việt Nam.

4.    Nhà giáo Nhân dân GS.TS KH. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của  Hội BVTN &MT Việt Nam.

5.    Ông Lê Huy Cường, hội KHKT Lâm nghiệp

6.    TS. Nguyễn Quốc Dựng, cán bộ Viện Điều tra quy hoạch rừng

7.    Th.s Lê Thanh Bình - nguyên Cục trưởng cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên - Môi trường .

8.    GS TS Nguyễn Hữu Dũng, chủ tịch Hiệp hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn Việt nam; nguyên phó tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp;

9.    PGS.TS Phạm Quang Thu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng, Viện khoa học lâm nghiệp VN

Giúp việc cho Hội đồng còn có Tiểu ban Kỹ thuật gồm những chuyên gia về cây trồng, sinh thái, bảo vệ thực vật. Tiểu ban này được hỏi ý kiến tư vấn khi cần thiết.

Hội đồng làm việc thường xuyên, liên tục theo tần xuất hồ sơ cây từ các địa phương gửi về và ít nhất mỗi tháng/1 lần. Những thành viên này còn tham gia các đợt khảo sát, tư vấn chữa bệnh đột xuất cho cây, cũng như tham dự Lễ vinh danh Cây Di sản ở địa phương (kể cả vùng núi Cao Bằng, Hà Giang, Đắc Lắc, đến vùng duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

V. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ XÉT DUYỆT CÔNG NHẬN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

 

 

 

 

Việc làm hồ sơ đăng ký Cây Di sản hết sức đơn giản, trên tinh thần tự nguyện và do người dân chủ động đề xuất. Hơn nữa, thủ tục nhanh gọn và không thu bất kỳ lệ phí nào, nên được người dân tin tưởng, phấn khởi. Nhiều trường hợp người dân điện thoại, hoặc trực tiếp đến Văn phòng Hội xin tư vấn, đều được hướng dẫn tận tình. Họ đến với Hội với mong muốn  thiết tha: làm sao cho cây của làng xóm, của quê hương mình được công nhận Cây Di sản Việt Nam; làm tăng giá trị lịch sử, văn hóa, môi trường, để mọi người cùng giữ gìn, chăm sóc tốt hơn. Những người ở xa tìm hiều thông tin trên trang web của Hội (www.vacne.org.vn).

 

 

Những người lập hồ sơ đăng ký Cây di sản cũng rất đa dạng và cũng mang tính cộng đồng rất cao. Họ có thể là cá nhân hoặc đại diện dòng họ, thôn, xóm, đứng ra làm hồ sơ, chụp ảnh, tìm hiểu thông tin và rất đáng trân trọng, bởi họ làm không phải vì lợi ích cá nhân, mà vì cái chung của cộng đồng. 

 

 

Thủ tục đăng ký gồm những bước sau đây

 

·        Bước 1: Lập hồ sơ cho cây:

Thu thập về cây như tên gọi địa phương, tên khoa học (nếu biết), chiều cao cây, chu vi thân cây, địa điểm, các giá trị văn hóa lịch sử….(theo mẫu )

Chụp 4 ảnh cây: ảnh thể hiện rõ vị trí của cây, ảnh hình dáng thân cây, ảnh lá cây, và ảnh hoa quả của cây (nếu có)

Đơn đăng ký: tên người đăng ký, chức danh, lý do…

Có chữ ký xác nhận của chính quyền địa phương.

 

·        Bước 2: Người đăng ký gửi hồ sơ đến Hội đồng Cây di sản Việt nam;

·        Bước 3: Sau khi nhận được Hồ sơ đăng ký, Hội đồng Cây di sản Việt nam sẽ tổ chức thẩm định . Trong quá trình thẩm định Hội đồng có thể sẽ trao đổi với người đăng ký qua điện thoại, có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ. Trường hợp thật cần thiết, khi hồ sơ chưa rõ ràng, Hội đồng sẽ tổ chức thẩm định tại hiện trường.

-         Sau khi có kết quả xét duyệt,  Hội đồng sẽ trả lời cho người đăng ký và ra quyết định công nhận Cây di sản do Chủ tịch hội BVTN & MTViệt Nam ký.

·        Bước 4: Tổ chức lễ vinh danh cây di sản

Địa phương lên kế hoạch tổ chức lễ vinh danh cây di sản và phối hợp với Văn phòng Hội, với các đoàn thể, chính quyền sở tại cùng triển khai. Tất cả các buổi Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam đều có lãnh đạo Hội BVTN & MT Việt Nam tham dự và trao quyết định.  Một số nơi Trung ương Hội ủy nhiệm cho lãnh đạo Hội Môi trường địa phương, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh thay mặt trao Quyết định.

 



 

 

VI. LỄ VINH DANH CÂY DI SẢN

 

 

 

 

Cho đến ngày hôm nay, đã có trên 970 cây của 41 tỉnh, thành phố trên cả nước được công nhận là Cây Di sản, trong đó hầu hết đã được cộng đồng tổ chức lễ vinh danh trọng thể.

Đây thực sự là lễ hội, được tổ chức nhờ sự kết hợp giữa chính quyền, các đoàn thể địa phương và cộng đồng. Lãnh đạo chính quyền, các cơ quan chức năng, các đoàn thể thường chủ động đến dự và phát biểu chúc mừng. Thậm chí có rất nhiều nơi còn ban hành ngay Quyết định thành lập Ban quản lý, quỹ bảo vệ cây Di sản. Sự kiện vinh danh Cây Di sản thường được tổ chức như một lễ hội lớn của địa phương. Phần lớn các lễ vinh danh này được tổ chức kết hợp với Lễ hội của đền, chùa. Đó là ngày mà tất cả người già, người trẻ trong làng tập trung đông đủ từ sáng sớm, họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, trình diễn những tiết mục văn nghệ hay nhất. Trong những sự kiện này, nhiều bài hát về môi trường lại được cất lên. Trong Lễ vinh danh, người ta kể về các câu chuyện, tích lịch sử của các cây di sản gắn liền vói cuộc sống của người dân qua nhiều thế hệ.  Có lẽ vì thế, lịch sử từng Cây Di sản thường là các cụ cao niên địa phương kể lại cho con cháu ngay trong buổi lễ . Điều này cũng làm nên sự kỳ diệu như một chất men gắn bó giữa các thế hệ với nhau thông qua sự kiện Cây Di sản Việt Nam.
Nhiều đền, chùa, miếu mạo hoặc các cây cổ thụ trước lễ vinh danh cây di sản ít được biết đến trong vùng hoặc trong cả nước. Nhưng nhờ lễ vinh danh cây di sản người ta quan tâm hơn , hiểu biết hơn, trân trọng  những gíá trị lịch sử, truyền thuyết và từ đó làm tăng tình cảm gắn bó yêu quê hương, xóm làng hơn.

THAY CHO LỜI KẾT:

Cây di sản hội tụ trong mình nhiều yếu tố mà ít có yếu tố thiên nhiên nào có được đó là sự tổng hòa của các giá trị môi trường, sinh thái, lịch sử, thẩm mỹ, tâm linh, nhân văn. Những giá trị này tồn tại qua nhiều đời , nhiều thế hệ và gắn bó mật thiết với con người.

 Sẽ là không quá, nếu nói rằng: mỗi Cây Di sản là một “nhân chứng lịch sử”cho mảnh đất dưới gốc cây đó vì tuổi đời nhiều năm, nhiều thế kỷ của nó. Và hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam trong 5 năm qua đã nỗ lực không mệt mỏi, góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật phong phú của nước ta, như bảo vệ những nhân chứng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam ./.

 

 

Lượt xem: 1918

Các tin khác

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE