quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tư vấn phòng ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại của VACNE được đánh giá cao và kiến nghị đưa vào áp dụng tại Hà Nội

Thứ Sáu, 14/08/2015 | 11:43:00 AM

(VACNE, 14/8/2015) - Với 100% phiếu thuận, hôm nay Hội đồng khoa học đã thông qua nhiệm vụ “Điêù tra thống kê các loài sinh vật ngoại lai xâm hại (NLXH) trên địa bàn Hà Nội, đánh giá khả năng xâm nhập, đề xuất biện pháp phòng ngừa, kiểm soát” do Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) triển khai trong 3 năm qua.




 
Ông Chủ tịch Hội đồng Phạm Văn Khánh, thay mặt Sở TN-MT Hà Nội đánh giá cao kết quả công trình nghiên cứu này và cho biết, những đề xuất và giải pháp của các nhà khoa học đưa ra đều có sức thuyết phục và được Sở kiến nghị với thành phố triển khai ngay trong thời gian tới. Cụ thể như: nâng cao nhận thức cho cộng đồng; đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ; nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sinh vật NLXH; xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh vật ngoại lai; kiểm soát, diệt trừ sinh vật NLXH. Trong thời gian trước mắt Hà Nội sẽ tập trung vào kiểm soát và diệt trừ 4 loài sinh vật ngoại lai đang gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế và môi trường là: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá dọn bể và cây mai dương. Chúng không chỉ xâm hại phá vỡ cân bằng sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học, mà còn làm suy yếu các chức năng của hệ sinh thái và đe dọa các khu hệ sinh vật vốn có của địa phương.
 
Các nhà khoa học và các chuyên gia Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng cục Môi trường và thành phố Hà Nội tham gia Hội đồng đều khẳng định: đây là vấn đề rất cần thiết, mà Hà Nội là địa phương đi tiên phong nghiên cứu và cần nhân rộng ra cả nước.
 
Ngoài kết quả Điêù tra thống kê đưa ra danh mục 31 loài sinh vật ngoại lai trên địa bàn, ở tất cả 29 đơn vị (quận, huyện và thị xã) của Hà Nội; xây dựng bản đồ phân bố sinh vật ngoại lai và ngoại lai xâm hại (tỷ lệ 1/50.000) ở 4 vùng trọng điểm của thành phố, các nhà khoa học còn phát hiện rất nhiều vấn đề mới có liên quan như: sai tên khoa học; một số loài đã có ở Việt Nam từ lâu, nhưng vẫn bị xếp vào danh sách sinh vật ngoại lai; nhiều văn bản còn lẫn lộn giữa các loài phụ…Từ đó, các tác giả đề xuất những vấn đề cần căn chỉnh; đồng thời kiến nghị các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại, bảo vệ môi trường sinh thái đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Một số thành viên Hội đồng yêu cầu đơn vị thực hiện nhiệm vụ, nên chỉnh sửa một vài điểm còn chưa phù hợp về cấu trúc văn bản, câu chữ; cập nhật lại trước những thay đổi  mới đây về văn bản pháp luật Nhà nước, cũng như địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Song tất cả đều cho rằng: đây không chỉ là một tài liệu thiết thực và hữu ích cho các nhà quản lý, mà nó còn có giá trị như một tài liệu nghiên cứu cho các trường Đại học và các viện nghiên cứu.

GS.NGND Mai Đình Yên, chủ trì nhiệm vụ này cho biết, trong quá trình tham gia thực hiện các nhà khoa học cũng đã hướng dẫn cho cán bộ, sinh viên hoàn thành xuất sắc 1 luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ và 3 Cử nhân. 
 

 

Mạnh Thủy

Lượt xem: 1913

Các tin khác

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2025

(08/05/2025 11:46:AM)

Đẩy mạnh thực hiện Kết luận 81-KL/TW: Huy động sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

(06/05/2025 12:25:PM)

Một số hình ảnh Trung tâm SOS của VACNE tham gia xử lý sự cố tràn dầu ở Cần Giờ

(04/05/2025 10:19:AM)

Thảng thốt

(03/05/2025 03:58:PM)

Công nhận Cây Di sản vào đúng ngày Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(30/04/2025 11:52:PM)

Khoa Môi trường – 25 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu vì môi trường bền vững

(29/04/2025 03:57:PM)

Gặp mặt giữa VACNE và Đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Trung Quốc

(25/04/2025 05:32:PM)

Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang

(25/04/2025 02:41:PM)

Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn

(22/04/2025 05:35:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE