Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) chỉ định năm nay là Năm Quốc tế Đa dạng Sinh học, chương trình Làn Sóng Xanh – một sáng kiến phối hợp của Ban Thư ký về Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về vai trò quan trọng của đa dạng sinh học trong đời sống của chúng ta – tầm quan trọng ngày càng tăng.
Hiện nay Tổ chức Liên Hợp quốc tập trung sự chú ý toàn cầu về tầm quan trọng của đa dạng sinh học – của cải phong phú của mọi sinh vật trên trái đất – và hậu quả của mất đa dạng sinh học bởi vì 30% loài sinh vật trên toàn cầu đang bị đe doạ bởi các hoạt động của con người và sự biến đổi của khí hậu. Hơn một triệu thực vật và động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng vào năm 2050.
Chưa thống kê được sự mất đa dạng sinh học - với tỉ lệ tuyệt chủng ước tính lên tới 1.000 lần tỉ lệ tự nhiên - có thể là chất xúc tác cho các vấn đề về khan hiếm nước, xói mòn đất và vùng ven biển, sự thay đổi dân số, bệnh tật và sự không bảo đảm về an toàn thực phẩm.
Tính bằng tiền, sự mất đa dạng sinh học và sự suy thoái của hệ sinh thái ước tính tiêu tốn từ 2.000 tỷ đến 4.500 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2008, chiếm từ 3,3% đến 7,5% GDP trên toàn cầu.