quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Trao giải Cuộc thi Báo chí về tài nguyên và môi trường lần thứ III

Thứ Hai, 08/08/2016 | 11:21:00 AM

Tối 06/8, Tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức lễ trao giải Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường lần thứ III cho 26 tác phẩm xuất sắc của 4 loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử).


Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo và Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao Giải B cho các tác giả

 
Có 04 Giải A, 08 Giải B và 14 Giải Khuyến khích và 01 giải cho tập thể Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam vì có nhiều tác phẩm dự thi, đạt chất lượng cao. Đặc biệt, 04 tác phẩm xuất sắc nhất là tác phẩm “Mở đường chọc vào lõi di sản Cát Tiên” của tác giả Thu Sương, Báo Người Lao động (thể loại báo in); tác phẩm “Việt Nam tham dự Hội nghị COP21” của Nhóm Môi trường, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam (thể loại truyền hình); tác phẩm “Khai thác khoáng sản ồ ạt - Bài học nhãn tiền” của tác giả Trần Sỹ Đức, Hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam (thể loại phát thanh); tác phẩm “Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp thích ứng” của nhóm tác giả: Xuân Long - Quốc Thanh - Chí Quốc - My Lăng, Báo Tuổi trẻ (thể loại báo điện tử).

Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường lần thứ III năm 2016 đã được tổ chức thành công với hàng trăm tác phẩm dự thi từ nhiều cơ quan thông tấn, báo chí, với sự tham gia của đông đảo các biên tập viên, phóng viên. Các tác phẩm báo chí xuất sắc, có tính thời sự, có chất lượng đã được Hội đồng giám khảo gồm các Nhà báo, Nhà quản lý báo chí có uy tín và nhiều kinh nghiệm lựa chọn một cách khách quan và chuyên nghiệp.

Nghiêm cấm sử dụng phao xốp làm công trình nổi tại Vịnh Hạ Long

Để cải thiện môi trường biển trong vùng di sản thiên nhiên thế giới, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn thông báo chính thức về việc sửa chữa và thay thế phao xốp đối với các công trình nổi tại Vịnh Hạ Long. Theo thông báo, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long yêu cầu các tổ chức, cá nhân có sử dụng các công trình nổi trên Vịnh Hạ Long không được sử dụng phao xốp làm bệ nổi cho công trình, chỉ được sử dụng phao nhựa, phao composite hoặc vật liệu bền vững khác đảm bảo cảnh quan, không gây ô nhiễm môi trường.

Đối với công trình nổi đóng, lắp dựng, xây mới cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt trước khi thi công. Trong quá trình thi công, phải tuân thủ thiết kế và sử dụng đúng các vật liệu, đảm bảo cảnh quan, môi trường. Đặc biệt, với các công trình nổi hiện đang sử dụng phao xốp làm bệ nổi, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long đề nghị phải thực hiện thay thế phao xốp bằng phao nhựa, phao composite hoặc vật liệu bền vững khác đảm bảo cảnh quan, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng – theo VietnamPlus.

2.000 tỷ USD có thể “bốc hơi” vì nhiệt độ Trái Đất ấm lên

Kết quả nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy nhiệt độ tăng do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Kết quả nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy nhiệt độ ngày càng tăng lên do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD vào năm 2030 vì năng suất giảm tại những nơi nóng bức – theo TTXVN.

Nghiên cứu trên cho thấy riêng tại khu vực Đông Nam Á, thời gian làm việc hàng năm của các lao động trong điều kiện nhiệt độ cực cao có thể đã giảm 20%, và con số này sẽ tăng gấp hai lần vào năm 2050 do ảnh hưởng gia tăng của biến đổi khí hậu. Nhà nghiên cứu Tord Kjellstrom cho hay có khoảng 43 quốc gia trên thế giới sẽ chứng kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm do năng suất lao động giảm. Phần lớn các nước này là ở châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. GDP của Indonesia và Thái Lan có thể giảm khoảng 6% vào năm 2030, trong khi GDP của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 0,8% và tại Ấn Độ sụt giảm khoảng 3,2%.

Thỏa thuận Khí hậu Paris nhiều triển vọng có hiệu lực trong năm 2016

Thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu ký tại Paris vào năm ngoái nhiều triển vọng sẽ có hiệu lực trong năm nay (2016). Cộng hòa quần đảo Marshall, đảo quốc ở phía Tây Thái Bình Dương sau khi thu thập cam kết từ các quốc gia cho biết, các nước chiếm 54% lượng khí hải gây hiệu ứng nhà kính đã phát tín hiệu sẽ phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm 2016. Theo quy định, thỏa thuận sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi nó đáp ứng được 2 tiêu chí là nhận được sự ủng hộ của ít nhất 55 quốc gia và số các quốc gia đặt bút phê chuẩn phải chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu.

Tới nay, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, mới có 22 quốc gia chiếm 1,08% lượng khí thải chính thức phê chuẩn thỏa thuận. Tuy nhiên, Mỹ, Trung Quốc, 2 quốc gia có lượng khí thải chiếm 38% đã cam kết phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm nay. Các quốc gia phát thải hàng đầu như Australia, Canada, Mexico, Indonesia cũng có kế hoạch tương tự. Thỏa thuận Paris nhằm hối thúc thế giới chuyển đổi sử dụng năng lượng, giảm dần việc đốt nhiên liệu hoá thạch mà thay vào đó bằng năng lượng sạch hơn như điện mặt trời, điện gió – theo VOV.

Trung Quốc chi gần 30 triệu USD để điều khiển thời tiết!

Trung Quốc đã bỏ ra 199 triệu nhân dân tệ (gần 30 triệu USD) với tham vọng điều khiển thời tiết nhằm chống hạn hán và biến đổi khí hậu cho phù hợp với nông nghiệp. Trung Quốc sử dụng công nghệ biến đổi thời tiết Cloud Seeding (Gieo hạt vào mây) để giảm bớt mưa đá và xóa bầu trời đen trước những sự kiện quốc tế quan trọng như Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Một tài liệu được công bố vào đầu năm 2015, Trung Quốc đặt mục tiêu sử dụng công nghệ biến đổi thời tiết để tạo ra hơn 60 tỷ mét khối mưa ở năm 2020 vào những khu vực hạn hán – theo Trí Thức Trẻ.

Một nghiên cứu khác cũng của Trung Quốc, họ đã tạo thành công một đám mây nhân tạo có phun hạt mịn của Iodide bạc vào một hệ thống điện toán đám mây giúp tăng 15% lượng mưa. Họ sử dụng chiếc Drone DAx8 để chở các thiết bị cần thiết, từ đó tạo ra những đám mây nhân tạo có thể tạo ra mưa dễ dàng. Ý tưởng gieo mây đầu tiên được nghĩ ra vào năm 1940 tại phòng thí nghiệm General Electric ở Schenectady, New York, Mỹ. Nhưng sau đó hai thập kỷ dự án Salt River của Mỹ mới triển nó thành hiện thực. Song không thành công lắm. Đến mùa hè năm 2016, Trung Quốc đã phát minh những công cụ biến đổi thời tiết dựa vào những ý tưởng cũ và đã có những kết quả thành công đầu tiên cho quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Chiếc xô tự động thu gom rác đại dương

Lần theo lịch sử ra đời và thử nghiệm thiết bị trên, tờ New Scientist viết rằng vào cuối năm ngoái, Andrew Turton và Pete Ceglinski, hai vận động viên lướt sóng Australia, vì lo lắng trước hiện trạng đại dương thế giới ô nhiễm rác, đã tiến hành chiến dịch quyên góp tiền rất thành công để tổ chức sản xuất chiếc xô dùng để thu rác ở biển hay ao hồ.  Thiết bị tự động thu gom rác đại dương có tên Seabin, là một chiếc xô có trang bị máy bơm và túi đựng rác. Vận động viên lướt sóng Ceglinski, 1 trong 2 người khởi xướng chiến dịch chia sẻ: “Thiết bị thu gom Seabin hút hết mọi thứ nổi trên mặt nước bất kể đó là chai nhựa, giấy, dầu, xăng hay chất tẩy rửa”.

Dự kiến loại xô này có thể được gắn trên phao nổi hay đê chắn sóng trên bề mặt nước ở vùng cầu tàu, bến cảng và những nơi tập trung nhiều rác trên biển. Máy bơm chạy bằng năng lượng Mặt trời sẽ hút nước cùng rác rồi lưu rác lại trong túi chứa. Chỉ cần một thao tác là có thể thu rác từ trong túi ra. Nhiều loại rác trong đó có thể đem đi tái chế. Khi mang xô thu gom rác biển Seabin đi thử nghiệm ở cảng Grande - Motte, Pháp, người ta nhận thấy thiết bị này tuyệt đối an toàn đối với cá vì cá thường không bơi gần bề mặt nước. Hiện các nhà thiết kế Seabin đã được phép thử nghiệm tiếp thiết bị ở 4 cảng biển nữa. Một công ty Pháp sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt và cung cấp ra thị trường 17 nước trên thế giới – theo Một Thế Giới.

Theo Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem: 1929

Các tin khác

Thách thức trong bảo tồn hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

(04/02/2025 07:27:AM)

Khánh Hòa: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

(02/02/2025 08:22:AM)

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE