quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

TP. HCM: Mô hình trồng cây trên chậu tái chế

Thứ Hai, 21/10/2019 | 06:34:00 AM

Góp phần bảo vệ môi trường, năm học qua, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM đã tổ chức cho học sinh trong toàn trường tái chế các bình nhựa để làm chậu trồng cây, đồng thời dạy các em trồng các chậu cây đặt quanh khu vực tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du.

  

Sáng kiến trồng cây trong chậu tái chế bước đầu đã mang lại hiệu quả, giáo dục học sinh có ý thức sống xanh.

Sáng kiến trồng cây trong chậu tái chế bước đầu đã mang lại hiệu quả, giáo dục học sinh có ý thức sống xanh.

Biến đồ tái chế thành chậu cây

Nằm ở quận trung tâm của TPHCM, Trường THCS Nguyễn Du không chỉ quan tâm tới chất lượng giáo dục, mà còn thường xuyên chú trọng công tác giáo dục ý thức gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho học sinh.

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh, môi trường, nhà trường có triển khai nhiều chương trình, kế hoạch giúp học sinh có ý thức bảo vệ xây dựng, bảo vệ môi trường sinh sống và học tập bằng những việc làm cụ thể.

Để chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch trồng cây trang trí môi trường cảnh quan và nâng cao ý thức sử dụng vật liệu tái chế, năm học vừa qua, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM đã thông báo cụ thể tới học sinh trong toàn trường.

Theo đó, các em học sinh mỗi lớp tự chuẩn bị hai bình dầu ăn hoặc bình nước suối loại 5 lít đã qua sử dụng. Giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn học sinh tái chế các bình nhựa và trang trí thành những chiếc chậu thật xinh xắn để trồng cây. Các em dùng tiền tiết kiệm mua cây xanh về trồng. Bình cây của các em được xem như là công trình măng non trong năm học.

Để hoạt động trồng cây bảo đảm chất lượng, mỗi lớp cử ra hai học sinh đại diện tham gia trồng cây tại sân trường. Ban giám hiệu cũng phân công hai giáo viên của mỗi khối hỗ trợ học sinh thực hiện.

Khi cây xanh đã vững vàng vươn lên trong chậu tái chế, các em mang chậu cây trang trí quanh khu vực tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du trong khuôn viên nhà trường.

Học sinh các lớp có nhiệm vụ chăm sóc chậu cây cho đến khi ra trường. Giáo viên chủ nhiệm sẽ đảm trách việc kiểm tra, tiếp tục chăm sóc các chậu cây sau khi các em tốt nghiệp trung học cơ sở.

Trong năm học 2018 - 2019, với tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, học sinh Trường THCS Nguyễn Du đã tham gia chuyên đề “Mùa xuân là tết trồng cây” ở cấp trường với tất cả 31 lớp đều tham gia và trồng hơn 70 chậu cây.

Những lợi ích đạt được

Sáng kiến trồng cây với chậu tái chế làm đẹp sân trường thật sự hiệu quả trong giáo dục nhận thức về việc tạo cảnh quan, tăng cường ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường cho học sinh toàn trường ngay từ cấp trung học cơ sở.

Các hoạt động giáo dục thực tiễn giúp các em biến kiến thức thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh, giữ gìn môi trường sống. Việc dạy các em trồng cây bằng các vật liệu tái chế để làm cho ngôi trường thêm xinh đẹp, xanh tươi thật sự hiệu quả hơn so với tuyên truyền về ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Đối với học sinh, hoạt động này đã giúp các em nhận thức được việc trồng cây thật sự không khó. Đặc biệt, việc làm này sẽ tạo cơ hội để các em gắn kiến thức có được từ lớp học áp dụng vào thực tế. Từ đó, các em sẽ phát huy vai trò của mình, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tái chế đồ vật xung quanh.

Từ những kỹ năng qua hoạt động này, các học sinh hứa hẹn mang lại lợi ích cho gia đình.

Sau khi thực hành tại trường, các em có thể ứng dụng các kỹ năng có được giúp bố mẹ tại nhà. Các em sẽ sáng tạo hơn, làm ra các vật dụng tái chế khác góp phần tiết kiệm tiền cho gia đình và làm sạch môi trường xung quanh. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập.

Đặc biệt chương trình đã gián tiếp mang đến lợi ích cho xã hội thông qua việc giáo dục ý thức tái chế và sử dụng đồ tái chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng nghĩa với việc giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh.

Giáo dục trồng cây là gián tiếp giáo dục ý thức yêu cây cối, đồng thời là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai.

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong tổ chức, để xem xét kết quả, tinh thần thái độ… của học sinh khi tham gia các hoạt động do nhà trường phát động. Từ đó, nhà trường, các thầy cô giáo sẽ động viên, khuyến khích các em tích cực tham gia hoạt động tập thể.

Thông qua những hoạt động như vậy, giáo viên còn có thể đưa ra những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình trong các lần tổ chức hoạt động kế tiếp. Vì vậy, nhất định không được bỏ qua khâu này dù là thời gian có hạn hẹp đến đâu.

Đây là kinh nghiệm thiết thực với các thầy cô và được duy trì, áp dụng thường xuyên tại ngôi trường này.


DN/theo GDTĐ

Lượt xem: 1510

Các tin khác

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

Vườn quốc gia Ba Vì tổ chức công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên

(07/03/2024 09:06:AM)

Quảng Nam ước vọng về "điểm đến xanh đẳng cấp"

(07/03/2024 07:08:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE