quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Tiêu dùng hợp lý vì tương lai

Thứ Sáu, 16/04/2010 | 09:26:00 AM

Trong thời điểm mà những tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã trở nên hiện hữu, có lẽ vừa phải có những ứng xử mang tính đạo đức về hành vi đối với môi trường, vừa phải có luật lệ và quy tắc mà cả quốc gia hay cả thế giới phải tuân thủ để đảm bảo chúng ta không phá hoại thêm nữa

 
Hoạt động ủng hộ giờ Trái Đất diễn ra tối ngày 25/03/2010 tại Hà Nội


 

Bà Hồ Thị Yến Thu - Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) - chia sẻ:
Năm 2009, chỉ một giờ tắt điện ở một số điểm mang tính biểu tượng tại bốn tỉnh thành hưởng ứng Giờ Trái đất ở Việt Nam, ước tính chúng ta tiết kiệm được 140.000 kWh điện, tương đương khoảng 50 tấn than nhiên liệu. Địa chất học tính toán rằng than đá, dầu mỏ và nhiều nhiên liệu khác được hình thành phải qua quá trình tự nhiên từ nhiều trăm triệu năm trước và chẳng ai biết được rằng phải bao nhiêu triệu năm sau chúng mới được tái tạo. Thế thì một giờ tắt điện là góp phần giữ gìn tài sản của cả trăm triệu năm.
Xin nói thêm theo nghiên cứu gần đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tập đoàn dầu khí Anh BP, với tình hình tiêu thụ như hiện nay, thế giới chỉ còn đủ than cho 155 năm, khí đốt còn đủ cho 60 năm và dầu mỏ chỉ còn đủ cho 45 năm.
Điều gì khiến bà băn khoăn và suy nghĩ khi trở về Việt Nam từ Hội nghị khí hậu Copenhagen (COP15) cuối năm 2009?
Có lẽ trong số những người Việt Nam đến Copenhagen (Đan Mạch) vào dịp đó, tôi là người duy nhất dự hai hội nghị thượng đỉnh cùng một lúc. Trong khi ở trung tâm hội nghị Bella hiện đại và hoành tráng, an ninh nghiêm ngặt diễn ra các cuộc họp long trọng với nhiều nghi thức của Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (UN Summit), thì ở một địa điểm giản dị khiêm nhường trong khu dân cư sầm uất của thành phố - tòa nhà DGI Byen lại là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhân dân (People’s Summit).
Ở một nơi đại diện các nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ đàm phán về việc ai được gì, ai phải chi
trả gì về một thảm họa thật sự đang hiện hữu đối với loài người, thì ở một nơi khác là hàng nghìn người từ đủ các châu lục tự nguyện đến với nhau, chia sẻ cho nhau từng chiếc áo ấm, từng bát xúp nóng, từng bức tranh... Tất cả hướng tới mục tiêu chung - công bằng về môi trường và khí hậu cho mỗi con người trên Trái đất. Tôi bị ám ảnh bởi bức tranh hai mặt đó.

Có vẻ cuộc sống cơm áo gạo tiền khiến chúng ta - những người dân sống ở các quốc gia 
đang phát triển - không còn để ý tới chuyện khí hậu, môi trường. Bà nghĩ thế nào về thực tế này? 

Bà Hồ Thị Yến Thu

 Cuộc sống ở đâu cũng thế, dù đã phát triển hay đang phát triển, nhu cầu sống luôn được đặt ra đầu tiên. Ai cũng muốn sống khỏe, sống đầy đủ và sống vui. Thế nên, ai cũng có quyền và có lợi ích liên quan đến môi trường xung quanh.
Nếu bạn bảo người dân sống ven dòng Thị Vải phải chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường thì có lẽ bạn chẳng bao giờ thấy người ta quan tâm, nhưng nếu cho biết nước sông và không khí bị ô nhiễm nên họ bị viêm xoang và tôm cá nuôi bị chết thì tôi tin hiệu ứng sẽ khác. Đấy là chuyện ở Việt Nam ta. Có lẽ dù ở đâu và hoàn cảnh nào, khi nhận thức được chất lượng cuộc sống của mình và cộng đồng gắn liền với chất lượng của môi trường thì ta sẽ quan tâm xứng đáng cho nó.
Cuốn sách hay bộ phim nào về môi trường, khí hậu, năng lượng gần đây nhất mà bà đã đọc và đã xem? Nó thay đổi suy nghĩ của bà ra sao?
Có hai điều mắt thấy tai nghe gần đây gây ấn tượng với tôi. Thứ nhất, trong cái lạnh 00C ở Copenhagen hồi tháng 12-2009, tôi nhận thấy rất nhiều người ở thành phố ít dân và có mức sống thuộc hàng đầu thế giới này đi xe đạp, trong đó có cả những phụ nữ chở con nhỏ đi nhà trẻ hay mẫu giáo. Họ sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển thật sự chứ không vì hưởng ứng phong trào hay sự kiện. Thứ hai, đó là khi đi loanh quanh ở sân bay San Francisco đầu tháng 2 vừa qua, tôi chợt nhận thấy một kiôt với tấm biển lạ “Chương trình hộ chiếu khí hậu” với một vài khách đang giao dịch tại máy tự động.
Sau này tìm hiểu thì biết đó là kiôt khấu trừ xả thải CO2 đầu tiên ở sân bay trên thế giới được thiết lập vào tháng 9-2009, ở đó hành khách có thể tự trả phí cho việc xả thải CO2 do di chuyển bằng máy bay của mình, phí này sẽ sử dụng trong các dự án trồng và bảo vệ rừng, đồng thời một phần đóng góp cho quỹ của thành phố dành cho các dự án giảm thiểu cacbon khác.
Tôi tin rằng bắt đầu từ những hành động cụ thể song được hoạch định nghiêm túc và khoa học, là cách mỗi người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia tham gia việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu - biến đổi khí hậu.
Khổng Loan
( Tuổi trẻ,  27/03/2010)
 
 

 

Lượt xem: 2159

Các tin khác

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

Mù Cang Chải khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2024

(28/12/2024 09:11:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE