quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Thi sáng tạo thông minh về nước

Thứ Ba, 19/01/2016 | 07:48:00 AM

Từ nay đến ngày 17/4, sinh viên các trường đại học trên cả nước có sáng kiến giải quyết các thách thức về nước mà Việt Nam đang phải đối mặt, có thể gửi tới Cuộc thi quốc gia sáng kiến thông minh về nước 2016, để “ẵm” giải đi tham quan Thụy Điển trong chương trình Tuần lễ nước Thế giới được tổ chức vào tháng Tám tới.

TTXVN đưa tin ngày 18/1, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã công bố “Cuộc thi quốc gia sáng tạo thông minh về nước”. Cuộc thi quốc gia sáng kiến thông minh về nước do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước tổ chức là cơ hội để các em sinh viên giỏi trên cả nước có thể xây dựng ý tưởng và đưa ra các giải pháp đột phá về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như các thách thức về môi trường nước và quản lý tài nguyên nước.
 

Mục đích của cuộc thi nhằm tìm kiếm những giải pháp để giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực nước hiện tại và tương lai. Cuộc thi dành cho các sinh viên đại học trên toàn quốc, có khả năng tiếng Anh tốt. Các thí sinh sẽ thành lập một nhóm từ 2-4 người để lên ý tưởng mới hoặc phát triển các ý tưởng có sẵn để thực hiện. Thời hạn nộp bài dự thi là 17/4.

Khánh thành nhà máy điện gió Bạc Liêu

Báo Giao Thông Vận Tải đưa tin ngày 17/1 tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) đã tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 2 Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Dự án Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn I được xây dựng trên diện tích 2.165ha, công suất thiết kế 100MW, được lắp đặt 50 turbine gió, công suất 2 MW/ turbine. Các turbine gió sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới do các tập đoàn Hoa Kỳ cung cấp. Tổng vốn đầu tư dự án giai đoạn I là 6.583 tỷ đồng.

Dự án được xây dựng mới toàn bộ, có quy mô công suất là 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.217 tỷ đồng, với diện tích chiếm đất 1.300ha, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Chủ đầu tư và nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Tính từ trụ turbine gió đầu tiên được hòa vào lưới điện quốc gia tháng 5/2013, đến thời điểm khánh thành dự án tổng sàn lượng điện hòa vào lưới quốc gia trong giai đoạn đầu tư xây dựng là 130 triệu KWh điện, doanh thu từ bán điện 150 tỷ đồng, đóng góp ngân sách 15 tỷ đồng. Sau khi khánh thành dự án, Chủ đầu tư sẽ xúc tiến lập báo cáo tiền khả thi triển khai giai đoạn tiếp theo cho 71 trụ turbine gió loại 2MW với tổng công suất 142MW, tổng mức đầu tư dự kiến 8.850 tỷ đồng, thời gian thực hiện 36 tháng, dự kiến cuối năm 2018 hoàn thành đưa vào vận hành, hòa vào hệ thống điện lưới Quốc gia.

Nhiều nước trên thế giới chìm trong bão tuyết

Trái với mọi năm, bão tuyết thường diễn ra vào những dịp cuối năm, trước lễ Giáng sinh tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, năm nay, có không ít nước trên thế giới đã phải đối mặt với tình trạng tuyết rơi dày, làm ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống của người dân, ngay trong những ngày trung tuần của tháng 1 này. Trong hai ngày cuối tuần qua, tỉnh Nova Scotia, một tỉnh duyên hải miền Đông của Canađa, đã bị bao phủ bởi lớp quyết dày lên tới 35cm sau khi một trận bão tuyết lớn bất ngờ ập về. Còn tại châu Âu, Bulgaria và Romania cũng đang phải đối mặt với tình trạng gió mạnh và bão tuyết rơi dày nghiêm trọng. Chính quyền Romania đã phải quyết định đóng cửa các cảng biển đi ra Biển Đen của nước này, trong đó có cả cảng chính Constanta. Chỉ trong vòng 12 giờ, các đường phố của Romania đã bị chìm trong lớp tuyết dày tới 50cm, giao thông đường sắt bị ngưng trệ. Giới chức nước này đã buộc phải đóng cửa các trường học ở thủ đô Bucharest và khu vực lân cận. Hàng chục ngôi làng tại Romania đã bị mất điện khi cây đổ và gió mạnh làm đổ các cột điện.

Còn tại châu Á, thủ đô Tokyo và nhiều khu vực khác của Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng tuyết rơi dày, gây gián đoạn giao thông nghiêm trọng. Nhà chức trách Nhật Bản đã phải đóng cửa nhiều đoạn đường cao tốc, hủy nhiều chuyến bay và chuyến tàu, sau khi một trận bão tuyết mạnh đổ bộ vào khu vực phía đông và phía bắc nước này vào sáng sớm 18/1. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, đây được xem là những hiện tượng bất thường của thời tiết. Điều này cũng cho thấy nhân loại đang đứng trước thách thức lớn thế nào để đạt được mục tiêu tham vọng của Thỏa thuận Paris đạt được vào cuối tháng 12 năm ngoái nhằm hạn chế mức nhiệt tăng lên chỉ 1,5 độ C – theo VOV.

Châu Á xả rác ra biển nhiều nhất thế giới

Các đại dương trên Trái đất đang ngày bị "bóp nghẹt" bởi rác do con người thải ra. Ngoài khơi vỏ chai, túi nhựa và đầu lọc thuốc lá hội theo con nước tạo thành những dòng “hải lưu rác” dài hàng cây số trên mặt biển. Tuy nhiên, cảnh tượng đó không là gì so với số lượng rác chìm bên dưới mặt nước chiếm tới 95% tổng số rác do con người thải ra đại dương và đang giết chết các loài sinh vật, phá hoại hệ sinh thái biển – theo Một Thế Giới. Thống kê của tổ chức môi trường Ocean Conservancy (Mỹ) cho biết đứng đầu danh sách xả rác ra biển là 5 nước châu Á bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Ước tính các quốc gia này đã thải ra đến 60% tổng lượng rác nhựa ngoài biển. “Với mức độ xả rác như hiện nay, tới năm 2025, cứ 2 tấn cá ngoài biển chúng ta sẽ có 1 tấn rác. Con số khổng lồ này sẽ mang lại hậu quả to lớn về kinh tế và môi trường”, Nicholas Mallos, Giám đốc chương trình về rác biển của Ocean Conservancy cho biết. Tại 5 nước châu Á được Ocean Conservancy liệt kê, chỉ có 40% lượng rác thải được thu lượm một cách có tổ chức. Theo Ocean Conservancy, một người nhặt rác kiếm được 0,5 USD nếu bỏ ra 10 giờ nhặt bao nhựa. Ngược lại, thu nhặt chai nhựa có thể giúp họ kiếm được 3,7 USD/ngày. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn rác “rẻ tiền” sẽ bị bỏ qua và đi ra biển.

Vệ tinh Jason-3 giúp nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết SpaceX vừa phóng một vệ tinh trị giá 180 triệu USD có nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đại dương trên thế giới bằng tên lửa Falcon 9 lúc 1g42 sáng hôm nay 18-1 (giờ Việt Nam). Vệ tinh trên mang tên Jason-3 sẽ cung cấp một cái nhìn chính xác hơn về việc tốc độ gió, dòng chảy ảnh hưởng đến sự ấm lên toàn cầu và mực nước biển dâng như thế nào tại khu vực cách bờ khoảng 1km. Những vệ tinh trước đó bị giới hạn khoảng cách 10km từ bờ.

Chương trình vệ tinh Jason-3 là sự hợp tác giữa NOAA, NASA, Cơ quan vũ trụ Pháp CNES và Tổ chức Khai thác vệ tinh thời tiết (EUMETSAT). “Đó là một lợi thế đáng kể so với những vệ tinh tiền nhiệm của chúng tôi” - quản lý chương trình Jason-3 Jim Silva thuộc NOAA cho biết. Công nghệ của Jason-3 cũng cho phép giám sát độ cao mực nước biển toàn cầu, các cơn bão nhiệt đới và hỗ trợ các dự đoán quản lý nghề cá và nghiên cứu ảnh hưởng của con người đối với đại dương trên thế giới – theo Tuổi Trẻ.

Lượt xem: 1720

Các tin khác

Net Zero là gì? Nếu không thực hiện Net Zero hậu quả Trái đất sẽ ra sao?

(17/05/2024 06:07:AM)

Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024

(16/05/2024 07:14:AM)

Một khu rừng ở Lào Cai thấy la liệt cây cổ thụ tuổi thọ hàng trăm năm, có cây đã 1.000 tuổi?

(15/05/2024 06:21:AM)

Những “kho báu” đa dạng sinh học ở Kon Tum

(15/05/2024 06:02:AM)

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024

(15/05/2024 05:59:AM)

Miền Bắc sắp đón mưa lớn

(14/05/2024 08:14:PM)

Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát triển loài voi

(14/05/2024 08:33:AM)

ĐA LÔNG, CÂy DI SẢN CŨNG LÀ CÂY THUỐC QUÝ

(13/05/2024 10:16:AM)

Bình Ðịnh: Bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước

(12/05/2024 07:08:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE