quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Thảm họa môi trường đe dọa thế giới

Thứ Ba, 28/06/2016 | 07:13:00 AM

Giới khoa học cảnh báo nguy cơ các thảm họa môi trường hoàn toàn có thể ập đến, đe dọa sự sống trên trái đất. Con người dễ chết vì thảm họa môi trường gấp 5 lần so với tai nạn xe cộ và nguy cơ diệt chủng của nhân loại sẽ là 9,5% vào thế kỷ sau.



Từ lâu, các phương tiện truyền thông đã bàn về khả năng xảy ra những thảm họa khủng khiếp như đại dịch bệnh tiêu diệt phần lớn nếu không muốn nói là toàn bộ dân số Trái Đất.
 
 

 

Báo cáo Rủi ro thảm họa toàn cầu từ Quỹ Thách thức Toàn cầu Anh đã sử dụng các yếu tố như biến đổi khí hậu, quan hệ chính trị để dự đoán các "sự kiện hủy diệt" giết ít nhất 10% nhân loại và phát hiện con người dễ chết vì thảm họa môi trường hơn 5 lần so với đâm xe. Biến đổi khí hậu và dịch bệnh toàn cầu bùng phát được xem là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết thúc của thế giới.

Theo Medical Daily, nếu sức khỏe của hành tinh giảm sút, chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu khiến những căn bệnh nguy hiểm gia tăng đáng kể. Ví dụ, thời tiết ấm áp trái mùa góp phần vào sự lây lan các căn bệnh do muỗi truyền như virus Chikungunya và Zika. Thêm vào đó, mùa hè nóng, kéo dài gây đột biến loài đồng thời mở rộng môi trường sống của muỗi.

Mối đe dọa khác đối với con người liên quan đến biến đổi khí hậu là ô nhiễm không khí, kéo theo đột quỵ cùng bệnh hô hấp.

Hiện tượng kháng kháng sinh biến một số căn bệnh từng điều trị được trở thành vô phương cứu chữa. Trên thực tế, nhiều siêu dịch bệnh đã xuất hiện. Các chuyên gia nhận định đến năm 2050, kháng kháng sinh sẽ nguy hiểm hơn cả ung thư. Theo AP, một bộ phận lớn bệnh nhân sẽ nhiễm siêu mầm bệnh từ thiết bị y tế bẩn.

The Stern Review, báo cáo của chính phủ Anh về biến đổi khí hậu ước tính mỗi năm con người có 0,1% nguy cơ tuyệt chủng. Sang thế kỷ sau, con số này tăng lên 9,5%.

10 thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử thế giới

1. Thảm họa Nguyên tử Chernobyl. Lò phản ứng số 4 nơi diễn ra vụ nổ đầu tiên Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân mà hậu quả đến giờ vẫn chưa kết thúc. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hòa Xô viết. Thảm họa này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

2. Thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ. Cư dân Bhopal chịu ảnh hưởng của thảm họa Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12 giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự không thống nhất. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259, phía chính quyền bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga này. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal, những người phụ thuộc vào nguồn nước ngầm, mặc dù có những tranh cãi về việc có hay không những chất hóa học vẫn được lưu giữ tại khu vực này và những mỗi nguy hiểm đến sức khỏe con người.

3. Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991 Diện tích dầu loang sau thảm họa bằng cả hòn đảo Hawaii Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii. Một liên minh được thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly thảm họa dầu loang khủng khiếp này. Họ cố gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị ở bằng loại bom thông minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu. Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu lớn nhất thế giới đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá. Khảo sát cũng cho thấy, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần tư khác dạt vào đất liền.

4. Thảm họa chất thải công nghiệp ở Love Canal Xe ủi đang dọn dẹp rác thải công nghiệp tại Love Canal Love Canal là khu vực đông dân cư với hàng trăm ngôi nhà và trường học ở gần Niagara Falls, phía Bắc của New York. Sẽ không có gì có thể xảy ra tai nơi đây nếu đó không phải là nơi đã từng chôn 21.000 tấn chất thải công nghiệp độc hại của một công ty địa phương trong những năm 40 – 50 của thế kỷ XX. Sau gần 30 năm bị chôn vùi, những chất thải độc hại ấy bắt đầu “xuất hiện” trở lại khi có những bong bóng mang hơi độc nổi trên các sân và hầm các gia đình. Đến năm 1978, hệ quả không tránh khỏi là hàng loạt các gia đình nơi đây đã cùng lúc bán nhà của họ cho Chính phủ Liên bang và sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm này. Thảm họa này đã khiến Chính phủ Hoa Kỳ phải thành lập một chương trình mang tên Superfund vào năm 1980 nhằm thực hiện công cuộc dọn dẹp và tái thiết khu vực này.

5. Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez Exxon Valdez là một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ. Ngày 24/3/1989, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California, tàu Exxon Valdez va chạm đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Năm 1989, tại bang Alaska xảy ra vụ tràn dầu Exxon Valdez làm chấn động cả nước Mỹ. 21 năm sau, hãng tàu Exxon vẫn chưa trả hết tiền bồi thường. 8.000 ngư dân đã chết trong khi chờ đợi nhận tiền bồi thường.

6. Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Tokaimura Ngày 30/9/1999, một tai nạn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân JCO - một chi nhánh của tập đoàn Sumitomo Metals and Mining ở Tokaimura, Ibaraki, Nhật Bản khiến 63 người bị nhiểm xạ trực tiếp hoặc gián tiếp, trong số đó hai có người chết chỉ sau đó vài tháng. Trên thực tế, Tokaimura chỉ là một cơ sở sản xuất nhiên liệu chứ không phải là một nhà máy điện hạt nhân. Tai nạn xảy ra khi 3 nhân viên của nhà máy đổ một dung dịch urani nitrat vào một thùng kết tủa. Do thùng chứa đến 16,6 kg uranium, nhiều hơn lượng quá hạn, làm cho phản ứng dây chuyền lập tức được khởi động sau đó. Về mặt lý thuyết, sự cố này không thực sự nguy hiểm nếu được can thiệp kịp thời. Nhưng do nhà máy không có hệ thống dập tắt dây chuyền phản ứng, cho nên phản ứng dây chuyền được duy trì trong một thời gian khá dài. Trong nhiều ngày liên tiếp hệ thống quạt thông gió đã thổi không khí nhiễm chất phóng xạ từ nhà máy tỏa ra khắp các vùng lân cận.

7. Thảm họa sinh thái tại biển Aral Biển Aral ngày nay Biển Aral là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á mà trước kia liên kết thành một biển kín. Aral có thể gọi là hồ vì nó không thông với biển khác, tuy vậy hồ duy trì được nồng độ muối khá cao, tương đương với nồng độ của đại dương. Từ năm 1918, chính quyền Liên Xô đã quyết định sẽ lấy nước từ hai con sông Amu Darya ở phía nam và Syr Darya ở phía đông bắc phục vụ tưới tiêu sa mạc trong vùng, biến vùng đất khô cằn quanh biển Aral thành những đồng lúa, dưa, ngũ cốc, và bông. Ngày nay Uzbekistan là một trong các quốc gia xuất khẩu bông hàng đầu thế giới. Cho đến năm 1960, một lượng nước từ 20 đến 50 tỷ mét khối nước hàng năm được dẫn đến các cánh đồng thay vì chảy vào biển Aral. Mất một lượng nước bổ sung lớn, biển Aral bắt đầu co rút từ thập niên 1960. Từ 1961 đến 1970, mực nước biến Aral hạ thấp trung bình 20 cm mỗi năm. Đến những năm 1970, tốc độ tụt là 50-60 cm hàng năm, những năm 1980 là 80-90 cm. Việc sử dụng nước cho sản xuất, dù vậy, vẫn được ưu tiên, từ 1960 đến 1980, sản lượng bông tăng gần gấp đôi nhờ lượng nước đưa vào đồng tăng hai lần. Ngày nay, Aral bị ô nhiễm nặng nề, chủ yếu là hậu quả các vụ thử vũ khí, các dự án công nghiệp và phân bón hóa học dư thừa từ trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Đến tháng 8 năm 2009, biển Aral hầu hết đã bị bốc hơi. Vấn đề sinh thái chủ yếu của biển Aral là nguồn nước tiếp cho nó bị sử dụng vào mục đích tưới tiêu. Từ 40 năm nay, biển Aral không ngừng co rút, từ một biển kín lớn thứ 4 thế giới, nó sẽ bốc hơi hoàn toàn trong vòng 10 năm. Điều này gây ra thảm họa sinh thái và kinh tế cho khu vực và chính môi trường biển.

8. Thảm họa mây đioxin tại Seveso, Italia Cơ quan chức năng tiến hành dọn sạch thị trấn Seveso Ngày 10 tháng 07 năm 1976 xảy ra vụ nổ lớn tại nhà máy hóa chất tại Seveso, miền Bắc Italia. Vụ nổ đã khiến cả thị trấn này chìm trong những cuộn mây đioxin trắng màu trắng dày đặc. Những đám mây đioxin trước hết ảnh hưởng đến động vật, hàng loạt các vật nuôi trong nhà đến gia súc, gia cầm đã chết. Sau đó 4 ngày, con người bắt đầu cảm nhận được tác động xấu của những đám mây này, bắt đầu bằng những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, đặc biệt đối với trẻ em. Mây độc còn khiến phát sinh thêm hội chứng lở loét trên da tên là “Chloracne” (gây chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất Clo) Sau đó người dân được khẩn trương sơ tán khỏi Seveso, cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tẩy uế môi trường cũng như dọn dẹp lại khu vực này. Ước tính đã có 30kg chất đioxin đã bị thải ra môi trường, và trong 20 năm sau đó, người ta vẫn chưa xử lý hoàn toàn được tác hại của nó. Ngày nay, khi đến Seveso, người ta sẽ thấy một công viên lớn trong đó có hai bình chứa khổng lổ chứa bên trong nó phần còn lại của hàng trăm loài động vật đã chết vì thảm họa, một phần các nhà máy bị phá hủy và đất đã hứng chịu liều lượng lớn nhất của đioxin.

9. Dịch bệnh Minamata, Nhật Bản Nạn nhân của bệnh Minamata Minamata nằm phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản, là một điển hình thế giới về nhiều phương diện. Minamata từ một địa danh trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học xả vào nguồn nước. Minamata là một thảm họa môi trường kéo dài hơn 30 năm (1932 – 1968), nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất thải hóa học gây ra. Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận bây giờ. Năm 1956, bệnh nhân nhiễm Minamata đầu tiên được phát hiện với các triệu chứng co giật, nói líu nhíu, mất chức năng vận động và chuyển động chân tay. Ba năm sau, một cuộc điều tra kết luận rằng chứng bệnh này là kết quả của việc bị ngộ độc công nghiệp tại Vịnh Minamata do các hoạt động của Tập đoàn Chisso, tập đoàn mà đã từ lâu là một trong những đơn vị sử dụng lao động nhiều nhất tại thành phố cảng này.

10. Thảm họa hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ Tổ máy số 2 của sau khi gặp tai nạn vào ngày 28/3/1979 Vào sáng sớm ngày 28/3/1979, tại Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (TMI) gần thành phố Middletown, bang Pennsylvania, đã xảy ra một sự cố tại Tổ máy số 2 (TMI-2) làm thất thoát một lượng lớn phóng xạ lây nhiễm cho gần 2 triệu người. Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (TMI) được khởi công xây dựng vào ngày 10/5/1970, Tổ máy số 1 c chính thức được cấp phép hoạt động vào ngày 2/9/1974. Vào ngày 30/12/1978, đến lượt Tổ máy số 2 (TMI-2) của TMI với công suất phát điện lên đến 906MW đi vào hoạt động. Thế nhưng chỉ mới hoạt động được 3 tháng thì TMI-2 đã gặp sự cố vào sáng sớm ngày 28/3/1979, gây nên thảm họa hạt nhân dân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sự cố bắt đầu xảy ra vào lúc 4h ngày 28/3/1979 khi hệ thống bơm nước làm mát lò phản ứng hạt nhân bỗng ngừng hoạt động. Do thiếu nước làm mát khiến nhiệt độ bên trong lò phản ứng tăng cao. Trong khi đó, một van áp lực của lò phản ứng đã không hoạt động theo chế độ đóng, mở tự động vì đã bị một ai đó khóa kín trong đợt kiểm tra trước đó 24 tiếng đồng hồ mà quên khởi động hệ thống đóng, mở tự động. Đến 7h45, do áp suất trong lò phản ứng tăng cao quá mức khiến một lượng lớn hơi nước, khí hydro có chứa phóng xạ thoát ra ngoài và lan nhanh khắp nhà máy rồi sau đó là ra môi trường xung quanh. 8h15, lệnh báo động được ban hành khắp nhà máy.. Cho đến nay chỉ còn một tổ máy hoạt động tại Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island và đến năm 2014 sẽ ngưng hẳn hoạt động. Vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island cũng trở thành chủ đề đấu tranh của các tổ chức bảo vệ môi trường trên khắp nước Mỹ và là đề tài để các nhà văn, nhà làm phim khai thác triệt để Huyền Trần.

Minh Phúc (TH theo tin nước ngoài)

Lượt xem: 3303

Các tin khác

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE