quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tham gia Đoàn Giám sát của Quốc Hội về Ứng phó Biến đổi Khí hậu tại miền Tây Nam Bộ 6. Ấm áp Hậu Giang

Chủ Nhật, 06/04/2014 | 11:58:00 AM

(VACNE) - Nếu đến các tỉnh ở miền Tây Sông Hậu Đoàn Giám sát được tiếp đãi như khách quý, thì về Hậu Giang còn được đón tiếp như người nhà. Hậu Giang còn nghèo nhưng không thiếu tình cảm đôn hậu và nhất là nguồn nông sản địa phương đa dạng.

Nguyễn Đình Hòe, VACNE


       

Vài nét Hậu Giang


Mới tái lập tỉnh đúng 10 năm, Hậu Giang đã thay da đổi thịt dù rằng vùng đất này còn lắm cái khó do ông Trời tạo ra. Hậu Giang nằm trên các túi nước ngầm nhiễm mặn, không dùng được. Kênh Xà No chảy qua Vị Thanh năm 2009 bị nước mặn lấn sâu. Vị Thanh phải xây hệ thống đường lấy nước ngọt từ Tám Ngàn, cách TP Vị Thanh đến 15 km. Ngập lụt Hậu Giang có những biểu hiện rất lạ: khi lũ thượng nguồn sông Hậu chưa về mà vùng trũng Phụng Hiệp đã ngập nặng. Nước “như chui từ dưới đất lên”. Hậu Giang ít bão nhưng lốc xoáy năm nào cũng có và mỗi năm một mạnh lên.


Tuy khó khăn vậy nhưng Hậu Giang vẫn tỏ ra rất mạnh về nông nghiệp. Cùng lúc có cánh đồng đã gặt, đang gặt, đã làm đất thậm chí lúa đã xanh dứa, mía, bắp. Mười nông sản chủ lực của Hậu Giang gồm (i) Lúa 78.000 ha, trong đó có 32.000 ha lúa chất lượng cao, tổng sản lượng đạt từ 1,1 đến 1,2 triệu tấn/năm. (ii) Mía 10.000 đến 12.000 ha, năng suất bình quân 90 đến 95 tấn/ha, tổng sản lượng từ 1,1 đến 1,2 triệu tấn/năm. (iii) Bưởi Năm Roi diện tích 2.000 đến 2.500 ha; (iv) Cam sành 6.000 đến 8.000 ha; (v) Chanh không hạt 2.000 ha; (vi) Quýt đường Long Trị 1.000 ha; (vii) Khóm (dứa) Cầu Đúc 2.000 đến 2.500 ha; (viii) Xoài 3.000 ha. Nhóm thủy sản gồm (ĩ) Cá thát lát Hậu Giang 300 ha, (x) Cá rô đầu vuông 300 ha. Đây là 10 sản phẩm chủ lực được lựa chọn, có ưu thế về chất lượng, mẫu mã, đủ sức cạnh tranh với các loại nông sản khác trong khu vực trong Chương trình Phát triển nông sản chủ lực giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của Hậu Giang.


Hệ thống kênh Xà No được múc thừ thời Pháp (1901-1903), hai bên kênh chính Xà No, cứ 1km múc một kênh nhánh lớn, 500m múc 1 kênh nhánh. Sau khi múc kênh, các điền chủ người Pháp chiêu dân lập ấp hình thành khúc dạo đầu của Văn minh Kênh rạch. Kênh Xà No đoạn chảy qua Vị Thanh hiện nay đã được kè bờ, hai bên bờ kênh là công viên cây xanh và đường rải nhựa. Hoa Hoàng hậu đỏ và vàng khoe sắc khắp nơi. Nhiều con đường giao thông nông thôn cũng được đổ bê tông. Nhiều căn hộ đúc lợp tôn thay cho nhà làm bằng lá dừa nước trước đây.


Trong cố gắng ứng phó BĐKH, Hậu Giang phát hiện và nhân rộng các giống thơm (dứa) và mía đường rất thích hợp với đất khô hạn và nhiễm mặn, đồng thời đang tìm giải pháp bảo tồn khu dự trữ thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Lung Ngọc Hoàng là di sản của hệ sinh thái ngập nước tự nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía tây sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam. Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha. Hiện nay, khu bảo tồn đã có 1.461ha rừng tràm, 315ha lung bàu với nhiều loại cá rô, cá lóc, cá bông, trê trắng, thác lác. Đặc biệt là một hệ thực vật đa dạng và một quần thể động vật vô cùng phong phú, gồm trên 200 loài, nhiều nhất là chim nước với 135 loài, trong đó có các giống quý hiếm như: bạc má, nhơn sen, già đãy, vạc… Mỗi bầy có đến hàng ngàn con luôn ẩn nấp trong những cánh rừng xanh um. Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng là hướng đi đúng trong ứng phó BĐKH của Hậu Giang.





Lượt xem: 1200

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE