quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Tăng quyền tiếp cận thông tin môi trường của người dân

Thứ Năm, 24/04/2014 | 10:49:53 AM

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ trao quyền nhiều hơn cho người dân và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tiếp cận thông tin và dữ liệu về môi trường từ các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Theo dự thảo mới nhất của luật này, đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trên địa bàn chịu tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp các thông tin về bảo vệ môi trường và liên quan đến bảo vệ môi trường bằng việc đối thoại trực tiếp; cung cấp thông tin bằng văn bản.   

    
            
Bên cạnh đó, đại diện cộng đồng dân cư cũng được quyền tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, công bố, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin có liên quan đến bảo vệ môi trường của cơ sở.

Ngoài việc có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, đại diện cộng đồng dân cư còn có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng quy định rằng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có các quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; được tham vấn đối với các dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ngoài ra, họ cũng có quyền được yêu cầu đối thoại và tham gia đối thoại về bảo vệ môi trường với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan; được tham gia các hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, họ cũng có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi kiện các hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây tác hại đối với môi trường.

Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2005 không quy định rõ ràng các loại thông tin môi trường mà người dân có thể tiếp cận; không chỉ rõ các quyền của các tổ chức xã hội, dân sự, biện pháp công bố thông tin môi trường; cơ quan nào có thẩm quyền công bố những thông tin như vậy. Kết quả là, đại bộ phận người dân không hề được tiếp cận thông tin môi trường của các dự án hiện hành và môi trường ngày càng ô nhiễm với nhiều vụ khiếu kiện xảy ra.

“Một trong những mối quan ngại lớn nhất của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ chính là làm sao để người dân và các tổ chức dân sự có thể công khai thẩm định và giám sát các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án của doanh nghiệp”, bà Phạm Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển bình luận.

Theo bà Ngọc, hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được thẩm định bởi các cơ quan chức năng. Người dân không có quyền thẩm định và giám sát các báo cáo này, cho dù các dự án đầu tư nằm tại địa phương họ và nếu có ô nhiễm xảy ra, thì họ chính là đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng của ô nhiễm.

Luật sư Trần Thị Hương Trang, người đang tham gia một dự án góp ý kiến vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phân tích, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành chưa có cơ chế tạo điều kiện cho người dân, công chúng thực hiện việc phản biện, đóng góp ý kiến hiệu quả.

“Nếu không có một cơ quan, thể chế độc lập, đứng ra xem xét những ý kiến khách quan của người dân, thì với cơ chế hiện nay, ý kiến, kiến nghị được gửi đến hội đồng thẩm định cơ quan phê duyệt dự án khó có thể được xem xét khách quan (vừa đá bóng vừa thổi còi)”, bà Trang nói.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đề xuất, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần có thêm các quy định cụ thể về việc tham vấn các cộng đồng dân cư về các chi tiết của dự án. Điều này sẽ giúp người dân hiểu rõ dự án và dự báo được rằng, cuộc sống của họ sẽ chịu ảnh hưởng tích cực/tiêu cực bởi dự án như thế nào.

Khi bình luận về vấn đề này, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc công khai các thông tin và dữ liệu môi trường của dự án là một việc làm vô cùng cần thiết. Tuy vậy, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vẫn không quy định cách thức công bố các thông tin và dữ liệu này.

Theo Thanh Tùng (Báo Đầu Tư)

Lượt xem: 1625

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE