quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tăng cường năng lực cho nông dân ứng phó khí hậu

Thứ Năm, 24/01/2013 | 06:45:00 AM

(Vfej.vn)-Năm nay ba tỉnh Vĩnh Long, Hà Nam, và Thái Bình tham gia dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng làm nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, Việt Nam” được tài trợ một phần bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Diễn biến của biến đổi khí hậu có thể nhận biết qua xu hướng nền nhiệt độ tăng, dẫn đến mực nước biển dâng, nước và đất nhiễm mặn mức độ cao hơn, kèm theo những thay đổi bất thường của thời tiết và bão lũ.

 

Theo quan sát của chuyên gia khí tượng nông nghiệp của Việt Nam và quốc tế, lượng mưa tăng trong suốt mùa mưa, và hạn hán trong suốt thời gian còn lại của năm là những xu hướng nổi bật của diễn biến biến đổi khí hậu trong những năm qua ở Việt Nam.

 

Sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên nước vì thế là hai đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của biến đổi khí hậu. Thủy sản và lúa gạo đất trũng là sinh kế phổ biến của hàng triệu hộ dân Việt Nam, đồng thời cũng là hai nghề quan trọng trong cán cân đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Với 80% dân số làm nghề nông nghiệp, sinh kế phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên nước, sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 

 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Viết, Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, sản lượng các loại cây lương thực sẽ giảm khoảng 15%.

 

“Ở vùng Đông Bắc Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn, diện tích trồng cây lúa nước bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở vùng ven biển do nước biển dâng, thu hẹp không gian sống của cư dân ven biển”, TS Viết nói.

 

Với nhận thức rõ ràng về mối liên hệ “Biến đổi khí hậu – Biến động nguồn tài nguyên nước”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE) và Viện Nước Quốc tế Stockholm, Thụy Điển (SIWI) khởi động dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng làm nông nghiệp đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, Việt Nam”.

 

Dự án đối tác song phương này là một trong những hoạt động thiết thực giúp Việt Nam tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng làm nông nghiệp thông qua việc cung cấp kiến thức hiểu biết cho nông dân, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước để ứng phó kịp thời tránh được các hiểm họa tàn phá nền kinh tế xã hội do biến đổi khí hậu gây ra, trên nền kiến thức và thông tin được tổng hợp từ nghiên cứu thực địa và các nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực này. 

 

Trong năm 2013, dự án triển khai tại ba tỉnh, Vĩnh Long ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Nam, và Thái Bình ở đồng bằng Sông Hồng. Nông dân ở các tỉnh triển khai dự án sẽ lần đầu tiên được cùng tham gia thu thập các thông tin dữ liệu về những rủi ro khí tượng-thủy văn và các câu chuyện kể về hành động ứng phó của cộng đồng.

 

Khi tham gia dự án, cộng đồng địa phương sẽ thêm hiểu biết và kiến thức về biến đổi khí hậu, biến động nguồn tài nguyên nước, từ đó có khả năng chủ động chia sẻ những vấn đề họ phải quan tâm, những nhu cầu cần được hỗ trợ để ứng phó kịp thời khi những biến động này tác động đến sản xuất và sinh kế nông hộ. Đây cũng là cách để cộng đồng địa phương thực hiện quyền yêu cầu trách nhiệm các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và quốc tế trong việc đưa ra các chính sách phù hợp, hỗ trợ hiệu quả hơn cho cộng đồng địa phương ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Dự án cũng sẽ giúp tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện và tỉnh bằng những phương thức truyền thông thông tin và tăng cường năng lực được thiết kế chuyên biệt để phù hợp với từng địa phương, nhằm giúp cho đội ngũ này bổ sung kiến thức về tác động của biến đổi khí hậu (trong mối liên hệ với các áp lực khác lên tài nguyên và môi trường) đến đời sống dân sinh, đồng thời giúp trao đổi thông tin hiệu quả hơn với cộng đồng địa phương, từ đó ra quyết định đầu tư và kế hoạch hành động ứng phó thiết thực, hiệu quả với biến đổi khí hậu của địa phương mình trong tương lai.

 

Dự án hợp tác đối tác giữa SIWI-Thụy Điển và VACNE với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) sẽ là cầu nối Việt Nam với các cơ hội hợp tác toàn cầu về trao đổi thông tin kiến thức, chuyển giao công nghệ, xây dựng mối liên kết hiệu quả giữa bốn nhà- giữa nhà quản lý địa phương với cộng đồng nông dân, doanh nhân và các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong việc cập nhật thông tin về diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu, cũng như bàn giải pháp hành động ứng phó, hỗ trợ cộng đồng tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Minh Phúc

 

Lượt xem: 1179

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE