MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
Tăng cường bảo vệ 44 loài rùa nước ngọt Châu Á
Thứ Sáu, 15/03/2013 | 03:07:00 PM
(VACNE)-Ngày 8/3, trong nỗ lực nhằm đảm bảo tương lai của rùa cạn và rùa nước ngọt, các quốc gia thành viên CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã) đã thông qua kiến nghị tăng cường mức độ bảo vệ 44 loài rùa nước ngọt châu Á.
Theo đó, mức độ bảo vệ của 12 loài rùa tìm thấy tại Việt Nam đã được nâng lên, trong đó có hai loài đặc hữu của Việt Nam, không xuất hiện tại bất kỳ vùng nào trên thế giới, là loài Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) và loài Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei).
Thay vì nằm tại Phụ lục II như trước đây, loài Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) cũng đã được chuyển lên Phụ Lục I, đưa loài này vào danh sách các loài có mức độ bảo vệ cao nhất. Quy định về việc ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại cũng đã được bổ sung vào biên bản của năm loài rùa hiện đang nằm trong Phụ lục II. Sáu loài còn lại được đưa vào Phụ lục II, trong số đó, có năm loài trước đây chưa được bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào chiểu theo các điều khoản của Công ước CITES.
Tại cuộc họp, Việt Nam đồng thời kiến nghị đưa loài Rùa hộp trán vàng và loài Rùa Trung Bộ vào danh sách đánh giá định kỳ của CITES nhằm nhanh chóng ưu tiên đưa hai loài này có mặt trong danh mục Phụ lục I.
Hoạt động thương mại không bền vững là nguyên nhân chính khiến cho rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam phải đối mặt với việc bị biến thành thực phẩm, vật nuôi, cũng như các bài thuốc trong y học cổ truyền. Có thể thấy, việc cải thiện danh sách CITES là bước tiến rất quan trọng giúp thắt chặt công tác quản lý các hoạt động buôn bán này.
Bản kiến nghị về các loài rùa Châu Á được soạn thảo dưới sự hợp tác của các quốc gia thành viên, bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Dưới đây là bản tóm tắt những thay đổi của Công ước CITES liên quan đến các loài rùa tại Việt Nam:
Tên Khoa Học
|
Tên thường gọi
|
Thay đổi trong công ước CITES
|
Platysternon megacephalum
|
Rùa đầu to
|
Từ Phụ Lục II đưa lên Phụ Lục I
|
Cuora galbinifrons
|
Rùa hộp trán vàng
|
Ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại
|
Cuora mouhotii
|
Rùa sa nhân
|
Ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại
|
Cuora trifasciata
|
Rùa hộp ba vạch
|
Ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại
|
Heosemys annandalii
|
Rùa răng
|
Ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại
|
Mauremys annamensis
|
Rùa Trung Bộ
|
Ngừng hạn ngạch trao đổi vì mục đích thương mại
|
Rafetus swinhoei
|
Rùa Hoàn Kiếm
|
Từ Phụ Lục III đưa lên Phụ Lục II
|
Cyclemys oldhamii
|
Rùa đất Sê-pôn
|
Đưa vào Phụ Lục II
|
Cyclemys pulchristriata
|
Rùa đất Pul-Kin
|
Đưa vào Phụ Lục II
|
Geoemyda spengleri
|
Rùa đất Spengle
|
Đưa vào Phụ Lục II
|
Palea steindachneri
|
Ba ba Gai
|
Đưa vào Phụ Lục II
|
Sacalia quadriocellata
|
Rùa bốn mắt
|
Đưa vào Phụ Lục II
|
Mai Anh
Lượt xem: 3157
Các tin khác
Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z (16/01/2025 09:15:AM)
Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don (15/01/2025 08:42:AM)
Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh (13/01/2025 08:54:AM)
Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng (11/01/2025 07:47:AM)
Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa (07/01/2025 09:13:AM)
Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững (05/01/2025 07:25:PM)
eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá (03/01/2025 07:58:AM)
Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang) (30/12/2024 06:18:AM)
Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh (29/12/2024 08:15:AM)