quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh

Thứ Sáu, 22/11/2013 | 01:17:00 PM

(VACNE)-Tăng trưởng xanh dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy nối sống xanh và tiêu dùng bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống - TS Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên&Môi trường (VACNE), phát biểu tại hội thảo khoa học quốc gia “Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh” ngày 22/11 tại Hà Nội.

 
 
 
 
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% bình quân mỗi năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nền kinh tế hội nhập ở mức độ cao với kinh tế thế giới…
 
Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng. Các ngành kinh tế thân thiện với môi trường chưa được phát triển.
 
Chính vì vậy, chủ trương của Đảng và nhà nước ta thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang mở ra cơ hội cho Việt Nam xây dựng mô hình phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, kinh tế xanh.
 
Theo TS Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên&Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), tăng trưởng xanh dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy nối sống xanh và tiêu dùng bền vững; nâng cao chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
 
“Hướng tới nền kinh tế xanh được coi như là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống”, ông Thắng nhấn mạnh, “Một nền kinh tế xanh củng cố tăng trưởng kinh tế vì người nghèo thông qua việc bảo vệ và trích lũy vốn tự nhiên, mà sinh kế của người nghèo phụ thuộc.”
 
Theo các chuyên gia, xu hướng này phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam.
 
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo lộ trình đến năm 2020, GDP bình quân đầu người ít nhất gấp đôi so với mức 2010, đồng thời giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3% mỗi năm, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 10-15% so với mức 2010; hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và hiệu quả, trong đó giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 42-45% trong tổng GDP, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chấm dứt suy thoái môi trường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đất nước.
 
Đến năm 2030 Việt Nam đạt trình độ nước có thu nhập trung bình trên thế giới, thiết lập được đầy đủ nền tảng vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực và thể chế phù hợp để thực hiện phổ biến phương thức tăng trưởng xanh. Giảm tổng mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 2-3%; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 50%. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chế biến sâu; môi trường được phục hồi và cải thiện đạt các tiêu chuẩn cơ bản về sạch và xanh.
 
Đến năm 2050 năng lượng và công nghệ xanh được sử dụng phổ biến trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.
 
Trên thực tế, để có thể thực hiện được nền kinh tế xanh, doanh nghiệp có một vai trò quan trọng bởi hơn ai hết, chính doanh nghiệp và người lao động sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, thực hiện đúng theo lộ trình không phải là điều dễ dàng.
 
Theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch&Đầu tư, việc thực hiện xanh hóa trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế xanh. Do vậy, với các doanh nghiệp xanh hóa sản xuất thông qua sắp xếp lại cơ cấu, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.
 
Ngoài ra, cần thúc đẩy hình thành, phát triển đội ngũ doanh nhân “xanh”, các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn…
 
Tăng trưởng xanh đảm bảo phát triển bền vững
 
Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu.
 
Tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu.
 
Để phát triển đất nước và hội nhập giao lưu với quốc tế, Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược như Quyết định soos2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020.
 
Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên&Môi trường – Bộ Tài nguyên&Môi trường, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách thực thi của nhà nước nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh “chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu” gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đòi hỏi phải thay đổi ngay trong cơ cấu của nền kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế hướng đến ưu tiên những ngành, những vùng, và thành phần kinh tế sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên.
 
Mai Anh
 
 
 
 

Lượt xem: 11523

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE