quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Rặng Duối cổ thụ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội

Chủ Nhật, 14/06/2020 | 06:43:00 AM

(VACNE) Rặng cây duối niên đại nghìn năm tại khu lăng mộ Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) hiện còn lại 18 cây, ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức trao Quyết định công nhận rặng ruối 18 cây là Cây Di sản Việt Nam.

Vừa qua, phóng viên Báo Dân trí đã thăm quan và đăng tải phóng sự ảnh về rặng Ruối Di sản trên Báo Dân Trí ngày 13/6/2020.

Xin gửi đến các quý vị độc giả chiêm ngưỡng một số hình ảnh của rặng ruối Đường Lâm vào năm 2011 (do VACNE cung cấp) và 9 năm sau (do Dân Trí đăng tải).

Năm 2011:

DSC_0265.jpg

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam trao Bằng công nhận rặng ruối cổ 18 cây ở Đường Lâm là Cây Di sản Việt Nam cho Lãnh đạo Ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa thị xã Sơn Tây và UBND xã Đường Lâm

DSC_0271.jpg

DSC_0292.jpg

Lãnh đạo Liên hiệp hội KH&KT Việt Nam, Liên hiệp hội KH&KT Hà Nội, Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam, UBND TX Sơn Tây, Ban Quản lý Di tích LSVH TX Sơn Tây, Xã Đường Lâm, ... mở vải đỏ khánh thành Bia vinh danh Cây Di sản Việt Nam

DSC_0687.jpg

DSC_0728.jpg

DSC_0729.jpg

DSC_0749.jpg

DSC_0754.jpg

Một số hình ảnh rặng 18 cây Ruối được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tại Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam Ông Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã Sơn Tây đã phát biểu,  bày tỏ sự biết ơn đối với các cơ quan và các tổ chức xã hội của Trung ương và thành phố Hà Nội đã tổ chức sự kiện này. Đồng thời ông cũng cho rằng: sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam cho rặng ruối, không chỉ nhằm bảo vệ những cây cổ thụ quý hiếm ở khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm, mà còn là một hoạt động tích cực để tôn vinh những giá trị lịch sử của dân tộc ta.

Năm 2020:

Rặng cây duối niên đại nghìn năm tại làng Cam Lâm, xã Đường Lâm (Sơn Tây, TP. Hà Nội) hiện còn lại 18 cây đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 1

Xưa rặng duối kéo dài cả km, theo thời gian bị chết dần nay chỉ còn 18 cây.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 2

Tương truyền, rặng cây là nơi vua Ngô Quyền từng làm chỗ buộc voi chiến, ngựa chiến sau các cuộc tập trận để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 3

Có những cây cao lớn, chu vi ở phần gốc phải 2 vòng tay người ôm. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định: rặng duối 18 cây ấy đã có hàng ngàn năm tuổi.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 4

Vị trí rặng cây duối ở ngoài cánh đồng làng Cam Lâm, trước khu đền - lăng vua Ngô Quyền.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 5

Cây duối không cao nhưng tán xòe cho bóng mát rộng, đây là nơi nghỉ nghơi của người dân khi ra làm đồng.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 6

Cận cảnh những gốc cây duối nghìn năm.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 7

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 8

Rặng duối là biên giới ngăn cách đất của tướng Ngô Quyền (khi chưa lên ngôi vua) với các họ khác. Từ rặng duối quay vào khu vực trong đền hiện giờ là đất của tướng Ngô Quyền. Quy ước ấy thực hiện từ năm 944 (năm vua Ngô Quyền mất) đến tận bây giờ.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 9

Người dân nghỉ ngơi dưới tán cây duối mát rượi. Rặng duối cổ này được người dân tôn kính. Không ai dám thất kính, chặt phá.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 10

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 11

Một cây duối cao lớn có chu vi gốc phải 2 người ôm.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 12

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 13

Toàn cảnh rặng cây duối nghìn năm trên cánh đồng làng Cam Lâm.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 14

Trong tâm thức mỗi người dân Đường Lâm, rặng duối cổ đã trở thành hình ảnh thân thương, gắn bó như máu thịt, người Đường Lâm vẫn giữ tục lệ cho người chết "chào vĩnh biệt" rặng duối cổ trước khi mai táng.

Rặng cây duối cổ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội - 15

Trong bài sử dụng 2 từ Ruối và Duối, thực chất 2 từ này theo chuyên gia phân loại thực vật đều có thể dùng và hoàn toàn đúng nghĩa vì vậy trong bài vẫn giữ nguyên theo cách gọi của tác giả. 

Theo Danh Trường (VACNE) và Hữu Nghị (Dân trí)

Lượt xem: 2788

Các tin khác

Thêm 5 cây cổ thụ bên bờ sông Nhuệ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(24/03/2024 03:22:PM)

Cây Bồ đề cổ thụ tại thành phố Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2024 10:54:PM)

Một số hình ảnh lễ công bố Quyết định Cây Di sản tại Quang Húc (Phú Thọ)

(18/03/2024 10:26:PM)

Trồng cây đầu Xuân và đón nhận Cây Di sản tại Quang Húc

(18/03/2024 10:12:PM)

Một số hình ảnh lễ công nhận cây Ruối tại Làng Khê Tang là Cây Di sản Việt Nam

(17/03/2024 11:58:PM)

Làng Khê Tang lần thứ 2 đón nhận Cây Di sản Việt Nam

(17/03/2024 10:55:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản tại Đền Cửa Ông

(13/03/2024 03:42:PM)

Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 và vinh danh Cây Di sản

(12/03/2024 11:52:PM)

Một số hình ảnh buổi lễ công nhận cây Ruối tại Miếu Đống Vịnh là Cây Di sản Việt Nam

(11/03/2024 11:36:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE