quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Quản lý môi trường sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng

Thứ Năm, 20/09/2012 | 05:23:00 AM

(VACNE)-Góp ý cho dự thảo nghị định “Về tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường”, các đại biểu cho rằng việc quản lý môi trường sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng, vì vậy cần có quy định nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đưa xuống cộng đồng để họ cho ý kiến phản hồi.

 
 
 
 
Mục đích của nghị định là thể chế hóa các quy định về nguyên tắc đã có trong hiến pháp, Luật Bảo vệ Môi trường, các đạo luật chuyên ngành có liên quan về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường; Tăng cường mạnh mẽ vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
 
Quyền tiếp cận chưa được đảm bảo
 
Tại Hội thảo “Góp ý dự thảo nội dung văn bản kiến nghị về nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức ngày 19/9 ở Hà Nội, TS.Trần Văn Miều, Trưởng Ban Truyền thông Môi trường VACNE, cho biết trong nhiều năm trở lại đây các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trường của người dân; đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; đã xây dựng được một số mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; đã có những hoạt động để đảm bảo các quyền tiếp cận của nhân dân; đã tham vấn người dân trong việc tham gia xây dựng chính sách và pháp luật; đã hướng dẫn người dân tham gia phản biện, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường của tập thể và cá nhân. Tuy nhiên, các cộng đồng dân cư của Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ tiềm năng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Người dân chưa có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về môi trường và phát triển bền vững (phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu về môi trường); những nhận thức ban đầu của người dân chưa trở thành ý thức thường nhật trong bảo vệ môi trường; quyền tiếp cận của người dân đối với các hoạt động bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo; người dân thiếu cơ chế tham gia phản biện, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường.
 
Để “nâng tầm” vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường,Điều 4, dự thảo nghị định nêu rõ về nguyên tắc tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm: nghiên cứu, hoạch định chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và triển khai các mô hình về bảo vệ môi trường; tư vấn, phản biện và giám sát xã hội về bảo vệ môi trường; Cộng đồng được nhà nước bảo đảm quyền được tiếp cận với các thông tin về môi trường, quyền bình đẳng ngang nhau khi tham gia bảo vệ môi trường; Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức đại diện được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường phải vừa bảo đảm phát huy được sức mạnh của cộng đồng, vừa bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.” Trong khi đó Điều 5 nêu rõ “Cộng đồng được chủ động tổ chức và thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội về môi trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong khuôn khổ của pháp luật.”
 
Đáng chú ý, theo PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, VACNE, dự thảo nghị định lần này có một điểm hoàn toàn mới: Cộng đồng được nhà nước bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thông qua các tổ chức đại diện được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
 
TS. Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành VACNE, cho rằng,cần có quy định định nghĩa về cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường và xác định tư cách pháp lý của cộng đồng.Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Bảo vệ môi trường ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn, vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan  quản lý môi trường giải quyết kịp thời ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện. Có thể thấy, ở đâu đó hiện nay xuất hiện tình trạng “doanh nghiệp thì cố tình vi phạm, chính quyền thì vô cảm và đoàn thể thì thờ ơ” trước tình trạng bức xúc của người dân về vấn đề môi trường. Nếu chỉ sử dụng những công cụ pháp lý hiện hành thì người dân, cộng đồng dân cư khó có thể thực hiện được quyền được sống trong môi trường trong lành. Bởi vậy việc giải quyết những vấn đề môi trường sẽ tốt hơn khi chúng ta huy động được sức mạnh cộng đồng trong việc thực hiện những dịch vụ môi trường.
 
Góp ý cho dự thảo lần này, các đại biểu nhấn mạnh đến quyền tiếp cận môi trường (TAI) với bốn lĩnh vực chính là sự đảm bảo thông tin; sự tham gia của cộng đồng; sự bình đẳng về pháp luật; và xây dựng năng lực.
 
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng khái niệm cộng đồng; Khuyến khích về mặt tài chính, cơ chế; Tạo sự chủ động cho cộng đồng tham gia từ dưới lên; Bảo đảm phát huy sức mạnh của cộng đồng, quyền tự chủ tự quyết của cộng đồng; Cần xác định trách nhiệm của cộng đồng; Chú ý tiếp cận khía cạnh từ trên xuống và từ dưới lên; Chú trọng nhiều vào cộng đồng dân cư, những người hoặc nhóm người, tập thể người cùng chung sở thích, lợi ích, ý thích; Phải làm thể nào để cộng đồng, chính quyền các cấp được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia bảo vệ môi trường; Cần có quy định nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, v.v…
 
“Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường phải xác định cộng đồng kiểu gì chứ không phải cộng đồng nói chung. Cộng đồng có mặt tích cực nhưng cũng dễ bị lợi dụng để phá hoại.” - PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội, VACNE, lưu ý.
 
TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE, nói nhiệm vụ của quyền tiếp cận môi trường lần này là hoàn thiện hơn ý kiến của chúng ta, cụ thể hóa lý luận của ta về phản biện cộng đồng. Còn việc trình duyệt được hay không ở cấp nào, sang năm chúng ta lại có thể quay lại làm tiếp việc này, sau đó đưa xuống cộng đồng cho họ phản hồi, đánh giá, cảm nhận. Ta cứ làm, không quá sốt ruột nhưng cũng không quá chậm chạp.
 
Ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm Đào tạo&Truyền thông Môi trường, đánh giá đây là nội dung rất cần thiết, quan trọng trong bối cảnh hiện nay. “Trung tâm sẵn sàng phối hợp với VACNE để tổng hợp những mô hình điển hình đóng góp vào thực tiễn; Lôi kéo các sở tài nguyên&môi trường, các tổ chức xã hội thì sự đồng thuận sau này sẽ cao hơn.”
 
Theo TS Phương, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên&Môi trường trong thời gian tới là phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và UBND cấp tỉnh xây dựng và ban hành hướng dẫn để triển khai các hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp doanh dân ( Xem Điều 116 khoản 2 Luật Bảo vệ Môi trường 2005).
Tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thì việc tăng cường năng lực trực tiếp cho cộng đồng thông qua hoạt động giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới cần giải quyết các vấn đề: các lĩnh vực cụ thể được khuyến khích, các chính sách khuyến khích cụ thể về tài chính (chẳng hạn như thuế), khoa học công nghệ, đất đai... Các vấn đề cần được xem xét trong quá trình ban hành văn bản nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường có thể bao gồm: Những trường hợp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần có hoạt động giám sát của cộng đồng dân cư, quyền đưa kiến nghị của cộng đồng dân cư về các vấn đề môi trường, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận kiến nghị.
 
Các giải pháp huy động cộng đồng tham gia
 
Thay mặt nhóm biên soạn văn bản kiến nghị, TS Trần Văn Miềunêu lên một số giải pháp sau nhằm phát guy vai trò của cộng đồng dân cư.
 
- Giải pháp thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, hành vi của người dân sống thân thiện với môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước giao cho các đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ truyền thông bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần giao cho Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là đầu mới thực hiện nhiệm vụ truyền thông môi trường.
- Giải pháp thứ hai, năng cao năng lực cho các đoàn thể nhân dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Giả pháp này bao gồm:
+ Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm công tác vận động quần chúng, làm công tác truyền thông và tổ chức các hoạt động cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng.
+ Biên sọan, in, phát hành tài liệu truyền thông và tập huấn.
+ Trang bị máy móc, thiết bị cho các đoàn thể nhân dân làm công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Tổ chức thăm qua, trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giải pháp thứ ba, đảm bảo các quyền tiếp cận của quần chúng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
+ Thông tịn đầy đủ, chính xác về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu…
+ Quyền tiếp cận luật pháp quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Quyền tiếp cận với các chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Quyền tiếp cận với nguồn lực trong nước và quốc tế để tham gia bảo vệ môi trường và phát trriển bền vững.
+ Quyền tiếp cận với các hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giải pháp thứ tư, xây dựng các đoàn thể vững mạnh theo phương châm; “Thà ít mà tốt, còn hơn nhiều”. Nhà nước tập trung hỗ trợ cho các đoàn thể có chức năng, nhiệm vụ và năng lực tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giải pháp thứ năm, xây dựng các mô hình tiên tiến cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bao gồm:
+ Nghiên cứu tổng kết đánh giá các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triẻn bền vững.
+ Xây dưng mới một số mô hình trên các vùng miền khác nhau.
+ Nghiên cứu đề ra giải pháp duy trì và nhân rộng mô hình tiên tiến của quần chúng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giải pháp thứ sáu, đổi mới một cách toàn diện công tác truyền thông nâng cao nhân thức và tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của các đoàn thể nhân dân.
- Giải pháp thứ bảy, xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các cộng đồng dân cư như: Hương ước, quy ước, nội quy, quy định…
- Giải pháp thứ tám, xây dựng tiêu trí đánh giá cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở tiêu trí để kiểm tra, đánh giá và xếp loại thi đua – khen thưởng. Tóm lại, cộng đồng dân cư của Việt Nam có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vấn đề cơ bản là các cơ quan nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nhân dân tham gia; các đoàn thể nhân dân biết cách khơi nguồn sáng tạo, làm chủ của quần chúng thì sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững sẽ thành công.
 
Mạnh Cường
 

Một số hình ảnh Hội thảo

 

DSC_0579.jpg

TS. Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch VACNE khai mạc Hội thảo

 

DSC_0582.jpg

 

DSC_0583.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

 

DSC_0584.jpg

TS. Trần Văn Miều, Trưởng ban Truyền thông Môi trường VACNE trình bày báo cáo

DSC_0589.jpg

TS. Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội, trình bày báo cáo

 

DSC_0593.jpg

PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, Phó tổng Thư ký VACNE, trình bày báo cáo

 

DSC_0597.jpg

PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn, đóng góp ý kiến

 

DSC_0598.jpg

GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, đóng góp ý kiến  

DSC_0599.jpg

PGS.TS. Nguyễn Đắc Hy, đóng góp ý kiến

 

DSC_0603.jpg

ThS. Trần Phong, đóng góp ý kiến

 

 


 
 

Lượt xem: 2834

Các tin khác

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2024

(02/05/2024 09:52:AM)

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE