Ông Triệu Ngọc Sơn, một đại điện đến từ Phòng Tài nguyên& Môi trường Đồng Hỷ, một huyện của Thái Nguyên mà theo ông Sơn là “nhiều thì không nhiều nhưng cơ bản đủ loại khoáng sản săt, thép, vàng bạc, đá với 71 điểm mỏ, trong đó 51 mỏ đã cập phép”, cho biết, kinh phí chi cho Huyện để khắc phục môi trường rất ít, Huyện mới tập trung xây dựng được tuyến đường với một số trường học.
Vẫn liên quan tới việc phân bổ mức phí BVMT, ông Vũ Đức Khoa, Chủ tịch UBND Thị trấn Trại Cau, Huyện Đồng Hỷ nêu ý kiến, từ trước đến nay gần như không có cơ chế cụ thể rõ ràng trích ngân sách cho địa phương, phí BVMT bảo là chỉ trích về tỉnh chứ không chuyển một phần về địa bàn.
Bên cạnh đó, ông Khoa cũng nêu thực trạng, hiện tại các xã trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ có đồng đều 500 triệu đồng phí BVMT, nơi ít cũng như nơi nhiều. Không công bằng, gây khó khăn cho các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo ông Phạm Văn Nam, Phó Trưởng phòng Tài nguyên& Môi trường Huyện Đại Từ, các khoản tài chính đóng vào cơ quan thuế của Tỉnh Thái Nguyên rất lớn, chắc phía tỉnh cân đối chung cho các huyện thành. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn phí BVMT còn nhiều bất cập, cần xem xét đến những cư dân vùng lân cận, bởi dân trong vùng dự án đã di dời thì không bị ảnh hưởng. Nhưng người ở quanh vùng dự án bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, nguồn nước, bụi, đường xá, thì không được bồi thường.
Trước những phản ánh, kiến nghị của cấp xã, huyện, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên& Môi trường Tỉnh Thái Nguyên cho biết theo ông phí BVMT 100% chuyển trở lại huyên, theo quy định. Nếu 100% phí BVMT chuyển trở về huyện, phân bổ về các xã thế nào do huyện, chẳng hạn 80% về các xã. Còn đối với các vấn đề môi trường khác, ông Tuấn đề nghị địa phương cần có văn bản phản ánh gửi về Sở để được xem xét giải quyết nhanh nhất.
Ông Phạm Quang Tú, đại diện Oxfam đặt câu hỏi, việc quản lý ngân sách về một cục như thế đơn giản hơn nhưng cần làm rõ xem có các khoản với phí BVMT không, liệu có nảy sinh bất cập là tiền chi không đúng mục đích.
Theo VFEJ