(Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, tạo nhiều sản phẩm du lịch nổi bật, khác biệt, đặc sắc, có sức cuốn hút mạnh để nâng cao uy tín thương hiệu điểm đến Việt Nam. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đồng bộ trong ngành du lịch và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển du lịch trên cơ sở chủ động, có chiến lược, kế hoạch toàn diện và linh hoạt để ứng phó kịp thời và hiệu quả với rủi ro, khủng hoảng, tạo nền tảng cho phát triển bền vững ngành du lịch trong bối cảnh mới.
Về phân bố không gian phát triển hệ thống du lịch quốc gia theo vùng, theo các chuyên gia, vùng Trung du miền núi phía Bắc phù hợp với du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái núi; hồ thủy điện; du lịch địa chất... Vùng Đồng bằng sông Hồng phù hợp với phát triển du lịch văn hóa gắn với nền văn minh lúa nước; du lịch biển; du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; du lịch biên giới…
Đối với vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung phù hợp với du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch hang động; du lịch về nguồn…Vùng Tây Nguyên phù hợp với du lịch văn hóa dân tộc Tây Nguyên; du lịch sinh thái cao nguyên; du lịch địa chất; du lịch nông nghiệp công nghệ cao…Vùng Đông Nam Bộ phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch cuối tuần…Do địa hình trũng, thấp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước), du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa lễ hội., vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước); du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa lễ hội.
Lý Lan