quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Những đợt “nắng nóng kinh hoàng nhất” sẽ bao phủ thế giới

Thứ Năm, 28/05/2015 | 10:49:00 AM

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những “đợt nắng nóng kinh hoàng nhất” sẽ bao phủ khoảng 3% thế giới vào năm 2040.

>> Những đợt “nắng nóng thế kỷ”
>> 13 năm nóng nhất thuộc về thế kỷ 21
>> Nhiều nước trải qua nắng nóng dữ dội nhất 11.300 năm


Theo dự đoán của các nhà nghiên, những đợt nắng nóng sẽ tăng lên theo tần suất và tăng cường cho tới năm 2040 thậm chí ngay cả khi cộng đồng quốc tế cố gắng giảm bớt khí thải nhà kính (lượng khí thải carbon mà chúng ta vừa thêm vào khí quyển đã tạo ra một sức nóng nhất định cho dù chính sách về khí hậu của tương lai có như thế nào).

Những kiểu thời tiết thiêu đốt sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai

Những đợt nắng nóng “như thiêu như đốt” đang hoành hành ở Ấn Độ khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Cơ quan Khí tượng thủy văn Ấn Độ cho hay nhiệt độ trên 45 độ C xuất hiện tại nhiều khu vực phía Tây và phía Nam nước này, trong đó có cả thủ đô New Delhi. Đây là những nơi bị chịu ảnh hưởng nặng nhất do nắng nóng trong vài năm gần đây.

Còn tại Việt Nam, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay 28/5, đợt nắng nóng gay gắt có thể đạt đỉnh điểm, một số nơi miền núi Trung Bộ nhiệt độ lên đến 42 độ C.

Tương lai phía trước có nhiều nguy cơ đi liền với nhiệt độ cao. Chúng ta biết rằng nhiệt độ nói chung sẽ tăng lên do hiệu ứng khí thải nhà kính tăng lên. Nó sẽ xảy ra cho dù chúng ta có làm gì đối với khí thải carbon trong tương lai gần. Như vậy chúng ta sẽ phải trải qua những mùa hè cực kỳ khó chịu.

Một nghiên cứu mới xuất bản trên tờ Environmental Research Letters cho thấy, những kiểu thời tiết thiêu đốt như vừa qua ảnh hưởng tới vùng Đông bắc Á sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong những thập kỷ tới.

Nghiên cứu trên được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu tác động của Khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức tiến hành cùng với Đại học Complutense ở Badrid, Tây Ban Nha. Họ đã sử dụng những mô hình khí hậu để dự đoán những cái nóng khắc nghiệt sẽ thay đổi như thế nào trong thế kỷ tới.

Những đợt nóng khắc nghiệt giống như đợt nóng xảy ra ở Mỹ vào năm 2012, khi nước này có năm ấm áp nhất từng được ghi nhận. Dự đoán đợt nóng như vậy sẽ tăng tầm ảnh hưởng lên gấp đôi diện tích trên toàn thế giới vào năm 2020 và gấp 4 vào năm 2040.

Các nhà khoa học cảnh báo trong khoảng bốn thập kỷ tới, châu Âu sẽ trải qua những đợt nắng nóng khủng khiếp, gấp 10 lần đợt nắng nóng kỷ lục năm 2003 được cho là thủ phạm khiến hàng chục nghìn người dân các nước khu vực Tây Âu thiệt mạng.

Những nơi như Đông Bắc Á sẽ phải hứng chịu điều tồi tệ mà họ đã bắt đầu phải nếm trải. Hãy tưởng tượng những đợt nắng nóng với nhiệt độ lên trên 46,1 độ C hay 48,9 độ C tại các thành phố như Thượng Hải và Seoul. Thậm chí, những thành phố nhiệt đới như Mumbai hay Jakarta sẽ trở nên nóng hơn mức mà con người đã từng trải qua.

Sự nóng lên toàn cầu do yếu tố con người

Giáo sư Ronald L.Sas của ĐH Rice (Mỹ) cho biết: “thời tiết đã thay đổi kể từ những năm 50, nhưng thay đổi rất chậm. Vào năm 1980 hay 1990, chúng ta bắt đầu thấy một tác động tăng tốc của biến đổi khí hậu. Tác động này tiếp tục tăng tốc nên sự biến đổi khí hậu sẽ ngày càng diễn ra nhanh hơn. Tôi cho rằng, tới năm 2100, chúng ta sẽ thấy nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 5 tới 8 độ C”.

Các chuyên gia nói rằng El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ mặt nước biển ở Thái Bình Dương ấm lên, gây ra thời tiết nóng nực khắp châu Á. El Nino là hiện tượng thay đổi đáng kể nhiệt độ trên mặt biển ở vành đai nhiệt đới của Thái Bình Dương, nó xảy ra mỗi 2-7 năm khi các cơn gió mậu dịch (gió mạnh thổi liên tục từ đông nam hoặc đông bắc về hướng xích đạo) bắt đầu suy yếu. El Nino khiến nhiệt độ tăng lên, gây ra mưa bão, lụt lội và hanh khô.

"Trong vài trăm năm qua, nhiệt độ nóng lên khoảng 0,8 độ, con người sẽ phải chịu đựng các đợt nắng nóng nhiều hơn, ngay cả khi không xảy ra El Nino. El Nino làm tăng nhiệt độ không khí và do đó, gây thêm rắc rối cho sự nóng lên toàn cầu," J Srinivasan, Chủ tịch Trung tâm Biến đổi Khí hậu thuộc Viện Khoa học Ấn Độ, nói.

Loạt 22 nghiên cứu "Giải thích những hiện tượng khắc nghiệt năm 2013 dưới góc độ khí hậu" chỉ rõ, những đợt nắng nóng năm 2013 là biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Sự nóng lên toàn cầu do yếu tố con người khiến 2014 trở thành năm nóng nhất được ghi nhận, xu thế này sẽ tiếp tục năm 2015 do El Nino đến sớm, theo dự đoán của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) Mỹ.

Nồng độ khí cacbon dioxide (CO2) trung bình toàn cầu trong khí quyển vượt mức báo động, ở mức 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn năm 2012-2014 là 2,25 ppm mỗi năm. CO2 là loại khí nhà kính mạnh khiến toàn cầu nóng lên. Nồng độ CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH)

Lượt xem: 2933

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE