quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Những đại sứ nước thầm lặng

Chủ Nhật, 13/04/2014 | 07:54:00 AM

Đâu đó ngoài dòng đời, vẫn có những con người lặng lẽ, làm những việc thầm lặng mỗi ngày để bảo vệ nguồn nước cho một thế hệ, để giữ lấy niềm tin - một niềm tin mạnh mẽ rằng khi họ hành động ngay hôm nay, dù chỉ là một hành động đơn giản, nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả cộng đồng.

 

 

Ước mơ làm sạch nước kênh Cầu Mé - quận 11, TP.HCM

Bác Phạm Văn Tân (hay còn gọi là bác Bảy) - 75 tuổi, ngụ tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua gần hết một đời người ở khu vực kênh Cầu Mé hơn 60 năm qua. Bác cho biết, vào những năm 60, nước ở con kênh rất sạch và còn có cả cá! Người ta thường hay giặt đồ, và thậm chí con nít cũng tắm ở ngay đây.

Nhưng ba mươi năm trở lại đây, con kênh này không còn được như xưa nữa, nước đục, rác nhiều và kinh khủng nhất là mùi hôi thối rất khó chịu! Vì vậy, ngày nào bác Tân cũng dậy từ 4 giờ sáng để vớt rác dưới dòng kênh bẩn này. Mặc kệ nhiều người bảo đây là công việc vô ích, bác vẫn giữ suy nghĩ nếu chúng ta đều nghĩ rằng không ai làm được rồi cứ thờ ơ với nó thì biết bao giờ con kênh này mới sạch.


 
Dòng nước bị ô nhiễm trầm trọng và đầy rác tại kênh Cầu Mé

Ở vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" này, ấy mà sáng nào bác Bảy cũng đạp xe đến cửa hàng hàn tiện và mua sắt vụn về bán. Với công việc này thu nhập trung bình hằng ngày của bác từ 30.000 đến 40.000 đồng. Hơn nữa thời gian còn lại mỗi ngày, bác dành để “chuyên tâm” cho việc vớt rác tình nguyện tại con kênh này chỉ với mục đích duy nhất là làm đẹp môi trường sống, với hy vọng mong manh mang con kênh trở lại đúng như thời tuổi thơ của bác.

“Ước mong của tôi là làm sao con kênh này trở lại như thời tôi còn nhỏ. Vì vậy, ngày nào mà tôi còn sức khỏe ra đây nổi thì tôi vẫn sẽ tiếp tục làm, đến khi nào nó sạch thì thôi!” – bác Tân tâm sự


 
Người biến nước sông Tô Lịch - Hà Nội thành nước uống

Nhắc đến sông Tô Lịch thì bất cứ người dân Hà thành nào cũng lắc đầu ngao ngán vì nước ở đây vừa bẩn vừa có mùi khó chịu. Không chỉ thế, sau khi đem mẫu nước về phân tích, giáo sư Trần Hồng Côn - giảng viên hóa học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội, còn phát hiện ra một lượng thạch tín vượt quá mức cho phép. Đau lòng hơn khi biết một phần lớn nước sinh hoạt của người dân Hà Nội được lấy từ con sông này. Đó cũng chính là lý do vì sao giáo sư Côn quyết định nghiên cứu và sáng chế ra bộ lọc để xử lý nước bẩn thành nước uống ngay.


 
Chiếc máy lọc nước này là thành quả 15 năm không ngừng tìm tòi và nghiên cứu của giáo sư Côn

“Tôi đã nghiên cứu suốt 15 năm nay và phát minh ra cái máy lọc nước này, tôi cũng chia sẻ phát minh của mình với nhiều người để hy vọng họ có thể cùng mình bảo vệ cái nguồn nước quý báo này cho thủ đô, nhất là sinh viên của tôi, tôi truyền đạt hết cho các em, để khi mình không còn làm gì được nữa thì sinh viên của mình có thể đứng trên vai mình mà tiếp tục, chắc chắn là mấy em sẽ còn có thể làm tốt hơn mình! Tôi tin là như vậy!” - giáo sư chia sẻ.

Người mang giếng nước sạch về cho các hộ nghèo ở Long An

Cô Huệ Lan, chủ nhiệm Cơ sở Bảo Trợ Xã Hội, thường xuyên có những chuyến công tác về những vùng sâu, vùng xa ở Long An, nên cô đã thấy và hiểu rất rõ khó khăn của những bà con nơi đây khi phải sống trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy mong muốn của cô là tìm cách nào đó, giúp đỡ người dân nơi đây thoát khỏi hoàn cảnh mà chúng ta thường nghĩ là không thể nào tồn tại - thiếu nước sạch. Nhờ vào động lực này, cô đã quyết tâm huy động những đơn vị, tổ chức ở TP.HCM để quyên góp thực hiện những dự án cải thiện điều kiện nước, xây thêm giếng nước cho người dân ở những khu vực này. Từ ước mong thực hiện được một dự án nước cho người dân nơi đây, cô đã tiếp tục tiến hành thêm được 2 dự án khác và vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch cho dự án thứ 4, thứ 5.


 
Cô Huệ Lan - người đã mang giếng nước sạch về cho người dân tỉnh Long An

Chia sẻ tại “Bản đồ đại sứ nước”, cô cho biết: “Mấy đứa nhỏ ở vùng này thấy nước sạch là mừng lắm. Vì vậy khi mang được nước sạch về đây, tôi thấy hạnh phúc lắm! Chỉ cần thấy người ta cười, thấy thành quả công việc của mình đã san sẻ bớt phần nào khó khăn cho người dân ở đây, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ thì cho dù có cực như thế nào, mình cũng thấy xứng đáng. Chỉ cần ngày nào tôi vẫn còn thấy những nụ cười này, là ngày đó tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc không ngừng!”.


 
Nụ cười hạnh phúc của trẻ em nơi đây khi không còn lo lắng vì thiếu nước sinh hoạt

Ngoài bác Bảy Tân, giáo sư Côn và cô Huệ Lan, vẫn còn rất nhiều người đang âm thầm cải thiện cho nguồn nước Việt Nam mỗi ngày, bởi họ tin rằng mỗi việc làm của mình hôm nay sẽ mang lại lợi ích lớn cho thế hệ mai sau! Vì thế, hãy cùng họ hành động ngay ngày hôm nay để bảo vệ nguồn “sống” cho một thế hệ Việt Nam tươi sáng hơn!

Theo P.K.D

(Tuổi Trẻ )

Lượt xem: 1761

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE