Nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Beth Moon đã dành 14 năm liên tục chu du khắp thế giới để ghi lại hình ảnh những loài cây già, hiếm và khổng lồ nhất còn sót lại trên Trái đất.
Bà Beth cho biết, sở dĩ những loài cây cực kỳ quý hiếm này còn có thể tồn tại cho đến ngày hôm nay là do chúng mọc ở những khu vực hoang sơ hẻo lánh như những sườn núi xa xôi nguy hiểm hoặc một số khu bảo tồn thiên nhiên được canh gác nghiêm ngặt.
“Tồn tại trên hành tinh của chúng ta như những tượng đài to lớn và lâu đời, những cây cổ thụ này thật sự đã trở thành một biểu tượng mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Nhất là khi loài người trên khắp thế giới đang tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. Đây quả thật là những kỳ quan của thiên nhiên đã hiện hữu qua hàng bao thế kỷ qua, rất đáng cho chúng ta tự hào về chúng”, bà viết trên chính website ảnh bethmoon.com của mình.
Cây thông Bristlecone, một trong những loài thực vật cổ quý giá nhất ở Mỹ, được cho là đã sống được 5.000 năm tuổi.
Cây dẻ ở Lâu đài Croft, Welsh Marches, sống 400-500 năm tuổi.
Cây thủy tùng hàng trăm năm tuổi bao bọc cánh cửa nhà thờ ở Stow-in-the Wood, Anh quốc.
Cây thủy tùng ở Wakehurst, 600 năm tuổi.
Cây bao báp Buffelsdrift, là một trong 5 cây bao báp to lớn nhất Nam Phi.
Rilke's Bayon, cây đại thụ ở Đền thờ AnkorWat, Campuchia.
Cây bao báp có hình dáng ấm trà mọc ở bờ biển phía Tây của Madagascar.
Anh Quân (MOTTRUONG.COM.VN/TH theo Đất Việt)