quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Những cây duối di sản và “Văn hóa Trên lưng ngựa”

Thứ Ba, 01/01/2013 | 07:35:00 PM

Được trồng làm nơi buộc voi, ngựa, các “Cụ” Duối di sản là chứng tích của nét “Văn hóa Trên lưng ngựa” trong nền văn hóa Việt Nam

 

 

Dr. Caxay  VACNE

 

DSC00651 b.jpg


Duối cổ thụ ở đình làng Siêu Quân, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế

1. Những cây duối (còn gọi là ruối) tuy chậm lớn, nhưng có gỗ quánh chắc và sức sống mãnh liệt thường được trồng làm nơi buộc voi, ngựa ngày xưa.

Rìa làng Đường Lâm gần lăng Ngô Quyền (Sơn Tây - Hà Nội) có hàng 18 cây duối cổ thụ. Theo các cụ già trong làng, hàng duối này trước đây Ngô Quyền (đầu thế kỷ X) dùng để buộc đàn voi chiến.

Năm 1306  Vua Trần Anh Tông theo lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông, tổ chức lễ cưới, gả Công chúa Huyền Trân (em ruột nhà vua) cho Vua Chiêm Thành Chế Mân. Ngay khi đó cư dân Việt theo lệnh vua đã di cư vào lập làng tại đất mới do vua Chăm dâng làm sính lễ. Làng Siêu Quần khi xưa thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, vốn  là điểm cuối của vùng đất sính lễ, được lập ra vào năm 1306 và những bậc Tiên hiền của làng sau đó đã trồng cây duối trong khuôn viên ngôi đình làng, dùng làm nơi buộc ngựa cho các vị quan khách đến dâng hương tại đình.

Năm 1632  Chúa Trịnh cho Đề đốc Lại Thế Hiền (một Võ quan Đại thần dưới trướng) về Quang Lãng – Huyện Tống Sơn nay là Hà Trung xây dựng từ đường họ Lại. Khi xây  dựng, gia tộc đã trồng ba cây duối ngày nay vẫn xanh tốt, mặc dù cũng gần 400 tuổi. Xét theo vị trí và phong cách trồng thành hàng ngay ngắn trên đất sau hậu cung, có thể giả thiết rằng hàng duối trong khuôn viên từ đường họ Lại cũng được trồng với mục đích làm nơi buộc ngựa.

2. “Văn hóa Trên lưng ngựa” là nét văn hóa cổ xưa được nhắc đến nhiều trong  những áng văn thơ rực rỡ một thời. Chinh phụ ngâm (sáng tác của Đặng Trần Côn, dịch thành thơ của Đoàn Thị Điểm) có lẽ là thi phẩm hay nhất trên văn đàn Việt Nam về nét “Văn hóa Trên lưng ngựa”:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao/ Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc/ Ðường bên cầu cỏ mọc còn non/ Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn/ Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền

Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in/ Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống/ Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay

Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn/ Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon/ Ôm yên, gối trống đã chồn/ Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh….

 

3. Người nay đi xe, người xưa cưỡi ngựa. Xe có chỗ đỗ, ngựa cần chỗ buộc. Cái chỗ cho ngựa là hàng duối chăng? Ngày 30/12/2012 về Từ đường họ Lại ở Hà Trung Thanh Hóa tham dự lễ vinh danh 3 “Cụ Duối” là Cây Di sản Việt Nam. Xe cộ đỗ chật sân chật đường. Gió lạnh gào rít trên hàng Duối Cổ thụ. Tôi không để ý đến xe, đến người, đến cỗ bàn đón khách, mà chỉ nhớ đến mấy câu thơ về ‘Văn hóa Trên lưng ngựa” của Bà Đoàn Thị Điểm. Lạ thật ! Có lẽ nếu không có Phong trào Vinh danh Cây di sản đang lan rộng khắp nước, cái phần vật chất của “Văn hóa Trên lưng ngựa” khó có cơ may được tái hiện?

 

 

 

Lượt xem: 4103

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE