quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Nhận xét đối với Báo cáo “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030” của UBND TP Hà Nội

Thứ Tư, 12/06/2013 | 06:35:00 PM

(VACNE) - Ngày 12/6/2013 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN thành phố Hà Nội đã tổ chức Hôi thảo phản biện xã hội đối với “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030” của UBND TP Hà Nội. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội VACEE, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội VACNE, được mời làm phản biện. Giáo sư đã trình bày bản nhận xét sau đây, được Hội thảo nhiệt liệt hoan nghênh

 
NHẬN XÉT
Đối với Báo cáo “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội
giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030” của UBND TP Hà Nội



Báo cáo “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030” của UBND TP Hà Nội đã được xây dựng một cách công phu và nghiêm túc. Không kể các trang Phụ lục và tài liệu kèm theo, Báo cáo được cấu thành bởi mục Đặt vấn đề: 3 trang, Chương 1- Thực trạng nhà ở tại TP Hà Nội: 30 trang, Chương 2-Nhu cầu và phương hướng phát triển nhà ở thành phố Hà nội đến năm 2030: 22 trang, Chương 3- Các giải pháp phát triển nhà ở TP Hà nội đến năm 2030: 2 trang, Chương 4- Tổ chức thực hiện: 4 trang, Kết luận và kiến nghị: ½ trang, tổng cộng là 62 trang. Báo cáo Tóm tắt có 26 trang. Kèm theo có Dự thảo tờ trình về việc thông qua Nghị quyết “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội giai đoạn 2012-2030 và định hướng đến năm 2030” kính gửi Hội đồng Nhân dân Thành phố do PCT Vũ Hồng Khanh ký.
        Nội dung Báo cáo bao gồm rất nhiều thông tin và số liệu thực tế có giá trị và đáng tin cậy. Những nhận định đánh giá hiện trạng và phương hướng, cũng như tính toán nhu cầu chỉ tiêu phát triển nhà ở của TP Hà Nội đến các năm 2015, 2020 và định hướng đến năm 2030 về cơ bản là đầy đủ.
 
       Dưới đây là một số ý kiến về các tồn tại cần phải sửa chữa của Báo Cáo:
1.   Về phần đánh giá hiện trạng (chương 1)
 
1.1.Trong phần đánh gíá hiện trạng, có 2 vấn đề không phù hợp:
(1)        Ở trạng 16 của Báo cáo có đoạn văn viết “Đến năm 2011 tổng diện tích của nhà ở của Hà nội là 146.723.439 m2 , bình quân diện tích nhà ở của TP Hà nội là 21,5 m2//người, cao hơn bình quân diện tích nhà ở của cả nước (18,6 m2//người) và Cần Thơ (17,6 m2//người), tỉnh Hòa Bình (12,4 m2//người ), Cà Mau (15,3 m2//người)”. Tại sao Hà nội không so sánh với TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… mà lại so sánh với tỉnh Hòa Bình, tỉnh Cà Mau?. Tại sao lại không so sánh với tỉnh Bình Dương về giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân ở các KCN? Để thấy rõ yếu kém hay thế mạnh của Hà Nội?
(2)        Ở trang 20 của Báo cáo có đoạn viết: “Hệ thống thoát nước ở khu vực nội đô đang là vấn đề nan giải trong những năm gần đây, nguyên nhân chính là do quá trình di dân cơ học và sự quá tải của hệ thống các công trình thoát nước”. Ai cũng biết thoát nước của Hà nội đã và đang có 2 vấn đề bức xúc đó là úng ngập khi mưa lớn và ô nhiễm sông hồ ngày càng tăng.  Báo cáo đã đánh giá nguyên nhân của nan giải trên là hoàn toàn không đúng. Ngay từ những năm 1995-1998 trong đề tài khoa học cấp nhà nước KHCN 07.11: “Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” do tôi chủ trì thực hiện đã khẳng định nguyên nhân úng ngập của 4 quận nội thành Hà nội chủ yếu là do bề mặt chứa nước (ác quy nước) vốn rất giầu có của Hà nội đã bị lấn chiếm và san lấp tới gần 64%, diện tích mặt đất có khả năng  thấm nước bị giảm sút, bê tông hóa tới khoảng 60% qua 10 năm 1986-1996 và hệ thống cống rãnh, sông, ngòi dẫn nước đều bị bồi lắng lấp đầy. Đặc biệt trong những năm gần đây Hà nội còn thực hiện phương án kè đá các bờ hồ, các bờ sông bằng đá hộc  nghiêng 45 độ làm giảm khoảng 40% thể tích chứa nước mưa và giảm 40% tiết diện dòng chảy thoát nước, đá hóa gần hết dáy sông hồ làm mất gần hết môi trường sinh sống của các hệ vi khuẩn, vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm của moi trường nước. Thế thì Hà nội bị úng ngập là điều đương nhiên. Có nghĩa là nguyên nhân úng ngập nội thành chính là do phát triển xây dựng đô thị Hà nội đã không quan tâm đến BVMT. Đó là “nhân tai” chứ không phải là “thiên tại”. Đề tài đã được nghiệm thu suất sắc, Bộ KHCN và MT đã làm lễ bàn giao Kết quả NCKH của Đề tài cho UBND Hà Nội một cách long trọng (GS Lê Quý An – Thứ trưởng Bộ KHCN&MT trao cho đ/c Trị - PCT Hà nội), nhưng rất tiếc rằng UBND Hà nội đã không cho áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế. Tôi còn nhớ vào khoảng năm 2009 Báo Hà nội mới đã có bài viết về Dự án thoát nước Hà nội với tiêu đề “Tiền tiêu hết nhưng nước không tiêu”, nhưng hầu như khong có tác dụng gì đối với chính quyền quản lý Hà nội. Đây là chuyện cách đây 15 năm rồi, còn chuyện ngày nay, vào ngày 21/9 năm 2012, Báo cáo Quy hoạch BVMT Hà nội do tôi chủ trì  với sự tham gia rất nhiệt tình của 25 nhà khoa học có trình độ cao thực hiện trong 2 năm 2011-2012, sau khi đã trực tiếp xin ý kiến của các Sở có liên quan, như là KH&ĐT, Xây dựng, Kiến trúc Quy hoạch, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và PTNT, tất cả các Sở này đã có trả lời bằng văn bản về cơ bản là nhất trí, chỉ có nêu ra một số chỉnh sử về số liệu cho cập nhật, nhưng khi báo cáo với UBND thành phố thì  PCT Vũ Hồng Khanh đã không cho ai phát biểu và kết luận ngay: Đại ý là không thể  phê duyệt nếu không thay đổi quy hoạch BVMT này, chỉ vì các phương án quy hoạch BVMT Hà nội do nhóm chuyên gia đưa ra không phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành của Hà nội.  Tôi có trả lời : việc phê duyệt hay không là quyền của PCT, còn chúng tôi chỉ sưả chữa báo cáo khi phát hiện các quy hoạch BVMT của chúng tôi thiếu cơ sở KH hay không có tính khả thi. Sau cuộc họp, tôi có nói với Sở TN&MT là với cách chỉ huy của PCT Vũ Hồng Khanh như vậy thì Hà nội có thể còn tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng hoặc nhiều hơn nữa, nhưng môi trường Hà nội vẫn tiếp tục bị ô nhiễm thôi. Đề nghị Sở TN&MT lưu trữ báo cáo Quy hoach môi trường này cẩn thận, chắc rằng thế hệ lãnh đạo sau của Hà nội sẽ dùng nó.
1.2.Về đánh giá tồn tại và bất cập 
Việc đánh giá đúng các tồn tại và bất cập của Chương trình phát triển nhà ở của Hà nội trong các năm gần đây có ý nghĩa rất quan trọng đề xác định chính xác các mục tiêu và chỉ tiêu, cũng như để khắc phục các nhược điểm trong Chương trình phát triển nhà ở của Hà nội trong thời gian tới. Nhưng rất tiếc rằng trong mục III.4. của chương I- Thực trạng nhà ở tại TP Hà Nội (trang 33-34-35), viêt về những tồn tại, bất cập còn mang tính hình thức và sơ lược như sau: (1)Về quy hoạch xây dựng và thông tin về quy hoạch, (2) Về cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ đất đai, (3) Về vốn đầu tư xây dựng và tài chính cho nhà ở, (4) Về khoa học và công nghệ, (5) Về phát triển, quản lý sử dụng nhà ở, (6) Về hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và phát triển nhà ở, (7) Về cải cách thủ tục hành chính, (8) Về công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về nhà ở.
Theo chúng tôi thì cần bổ sung 3 tồn tại lớn trong phát triển nhà ở của Hà Nội là:
(1)                Đã không thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 đã đề ra là “Thực hiện xây dựng đồng bộ nhà ở và các công trình hạ tầng cơ sở” (trang 12). Hầu như tất cả các chủ đầu tư các dự án khu đô thị mới của Hà nội chỉ quan tâm tăng diện tích nhà ở thương mại để bán kiếm lợi nhuận cao, cố tình quên đi phần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kèm theo của khu đô thị, như là không thực hiện đầu tư trạm sử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường và các công trình dịch vụ tiện nghi cuộc sống tối thiểu của dân cư đô thị , như là nhà trẻ, trường học cơ sở, trạm y tế, ki ốt bán thiết yếu phẩm sinh hoạt, cây xanh, vườn hoa, sân chơi cho trẻ em v.v… Theo ước tính của chúng tôi thì Hà nội đã có khoảng 200 khu đô thị mới, nhưng chỉ có khoảng 10% khu đô thị mới có xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường, còn lại là đổ thẳng nước thải không xử lý ra hệ thống sông hồ hoặc hệ thống thoát nước chung của Hà nội, đó là nguyên nhân chính làm tăng ô nhiễm môi trường nước sông hồ của Hà nội thời gian qua và ngày càng trầm trọng hơn; Tôi không hiểu UBND Hà nội có biết tình hình này hay không? UBND Hà Nội sẽ bắt buộc các chủ đầu tư khu đô thị đã cố tình không xây dựng trạm xử lý nước thải phải bỏ kinh phí đầu tư xử lý nước thải của mình hay UBND Hà nội sẽ lấy công quỹ, tiền thuế của dân để xử lý nước thải giúp cho các chủ đầu tư các khu đô thị mới này?
(2)                Chưa chú ý thích đáng đến phát triển nhà ở phục vụ nhà cho thuê đối với các đối tượng là công nhân của các KCN/CCN, là sinh viên các trường đại học (đều là con em nông dân rất khó khăn về kinh tế), và nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp. Các chủ đầu tư bất động sản trong 10 năm qua chỉ chú trọng phát triển nhà ở thương mại cao cấp để bán kiếm lời vừa nhiều vừa nhanh. Do đó, tuy tính bình quân diện tích ở của Hà nội có tăng lên, nhưng tỷ lệ người sống trong nhà tạm bợ, hay với diện tích tối thiểu không giảm bớt, khoảng cách chênh lệch về diện tich ở giữa người giầu và người nghèo của Hà nội ngày càng lớn.
(3)                Hà nội mở rộng : Năm         Tổng dân số    Dân số đô thị     Tỷ lệ dân đô thị
                                 2009             6.452.000         2.644.500                41%
                                 2020             7.318.000         4.676.800                64%
                                 2030             9.135.500          6.218.500               68%
Như vây sau 11 năm (2009-2020) Hà nội có thêm 2.032.000 người dân nông thôn trở thành dân đô thị, và sau 10 năm tiếp theo (2020 – 2030) lại có thêm 1.541.700 người dân nông thôn trở thành dân đô thị. Phần lớn trong số hơn 3,5 triêu dân đô thị mới này hiện đang sống ở vùng nông thôn Hà nội, và trở thành dân đô thị do quá trình đô thị hóa làng xã thành phường của Hà nội. Trong chương trình nhà ở của Hà nội trong thời gian qua không hề đả động đến vấn đề cải tạo nâng cấp nhà ở thuộc các làng xã đô thị hóa thành phường để Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành thành phố “Xanh-Văn minh-Văn hiến”.
 
1.3.Về đánh giá nguyên nhân của tồn tại
Mục III.5. trong báo cáo viết về nguyên nhân của những tồn tại chỉ vẻn vẹn có 1/2 trang (trang 36) nên nêu ra nguyên nhân rất hời hợt và chung chung, không rõ trách nhiệm thuộc về ai và sẽ khắc phục như thế nào?
 
2.   Về nhu cầu, chỉ tiêu và phương hướng phát triển nhà ở đến năm 2030
 
2.1. Do ở chương I đánh giá các vấn dề tồn tại và nguyên nhân tồn tại thời gian qua chưa đầy đủ nên trong phương hướng phát triển nhà ở đến năm 2030 ( chương II) không hề có đả động đến các yêu cầu và chỉ tiêu phát triển nhà ở của Hà nội nhằm khắc phục các tồn tại đã nêu ra. Như vậy có nguy cơ sẽ lặp lại các thiếu sót và tồn tại trong chương trình phát triển nhà ở của những năm trước đây.
 
2.2. Tính toán, xác định và đề ra các chỉ tiêu cụ thể phát triển nhà ở của Hà nội đến các năm 2015, 2020 và 2030 là vấn đề cốt lõi của Chương trình này, nhưng lại được trình bày trong Báo cáo quá sơ sài, không có căn cứ khoa học
Trong chương II này, Mục I: Trình bày về nhu cầu nhà ở của Hà nội đến các năm 2015, 2020, 2030 được trình bày rất chi tiết (từ trang 37 đến trang 50 và còn kèm theo cả Phụ lục 2 về nhu cầu nhà ở của 29 đơn vị hành chính), nhưng đây chỉ là số liệu thuần túy tính toán lý thuyết từ dự báo phát triển dân số mà thôi. Chúng tôi tìm mãi vẫn không tìm thấy Mục nào  viết về các chỉ tiêu phát triển nhà ở của Hà nội cụ thể đến các năm 2015, 2020, 2030 do UBND thành phố Hà nội đề ra là bao nhiêu? Trong Mục II của chương này với tiêu đề là “Định hướng phát triển nhà ở của Hà nội đến năm 2030” (từ trang 51 -58), phần lớn các trang này viết về quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển mang tính định tính, không có mục nào trình bày bảng biểu về số liệu chỉ tiêu phát triển diện tích nhà ở cụ thể chung cho toàn thành phố, riêng cho các đối tượng khác nhau và phân bố theo các quận/ huyện (tương tự như phần trình bày về tính toán nhu cầu nhà ở của Hà nội) đến các năm 2015, 2020, 2030.
Một số chỉ tiêu về nhà ở xây dựng mới của Hà nội được tìm thấy ở điểm 2. Mục tiêu cụ thể của Mục II này (trang 51-52). Cụ thể là đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015 đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, trong đó khu vực đô thị 26,6 m2/người, khu vực nông thôn 20,0 m2/người, tổng diện tích nhà ở khoảng 166.320.000 m2, tăng thêm so với năm 2011 khoảng 19.696.600 m2; đến năm 2020 đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 26,3 m2/người, trong đó khu vực đô thị 28,7 m2/người, khu vực nông thôn 22,7 m2/người, tổng diện tích nhà ở khoảng 207.375.000 m2, tăng thêm so với năm 2015 khoảng 41.055.000 m2 . Các số liệu về trị số chỉ tiêu phát triển nhà ở nêu ra ở đây hoàn toàn giống như số liệu tính toán lý thuyết về nhu cầu nhà ở của Hà Nội.
2.3. Chỉ tiêu nhà ở của TP Hà nội đến 2015, 2020 chỉ dựa trên tính toán lý thuyết theo nhu cầu của quy hoạch phát triển Thủ đô, chưa tính đến điều kiện kinh tế và kỹ thuật thực tế nên chưa có tính khả thi
So sánh các trị số của bảng 3- Chỉ tiêu về tổng diện tích nhà ở, bảng 4- Tổng diện tích nhà ở cần tăng thêm (trang 45) vàcác trị số mục tiêu cụ thể đến năm 2015, 2020 nêu ở trên  và các trị số của bảng nhu cầu về nhà ở của Hà nội đến năm 2030 (trang 40, 41,..) là hoàn toàn như nhau (có nghỉa là việc đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng mới nhà ở của Hà nội nêu ra trong báo cáo này chỉ dựa trên tính toán nhu cầu nhà ở  lý thuyết)
Theo số liệu cho trong Báo cáo này thì chỉ tiêu tổng diện tích  nhà ở m2 sàn của Hà nôi (trang 45) là:   Năm 2011 là 146.723.447 m2 sàn;
                               Năm 2015 là 166.320.000 m2 sàn;
                                Năm 2020 là 207.375.000 m2 sàn;
Như vây, tổng số diện tích nhà ở năm 2020 tăng thêm so với năm 2011 là 207.375.000 m2 sàn - 146.723.447 m2 sàn = 60.652.553 m2 sàn , có nghĩa là mỗi năm cần phải xây thêm là 60.652.553 m2 sàn/10 năm = 6,065 triêu m2 sàn/năm. Trong khi đó theo số liệu tổng kết của Báo cáo (trang 28) cho thấy: tính trung bình từ năm 2000 đến năm 2010 mỗi năm chỉ xây dựng mới được từ 1,5 -2,0 triệu m2 sàn, riêng năm 2011 đạt khoảng 3 triệu m2 sàn. Vậy dựa trên cơ sở nào mà đặt ra chỉ tiêu kế hoạch trung bình từ năm 2011-2020 là hơn 6 triệu m2 sàn/năm (gấp hơn 2 lần năm 2011)?
 
2.4. Chỉ tiêu diện tích nhà ở cho các đối tượng sinh viên, công nhân,  người có thu nhập thấp và diện chính sách xã hội khác được đặt ra cũng không có tính khả thi
Thí dụ, theo số liệu cho ở các trang: 45, 46 và trang 52 của Báo cáo thì chỉ tiêu nhà ở cho các đối tượng trên từ năm 2012-2015, thực tế chỉ còn 3 năm (2013-2015) là:
-          Nhà ở sinh viên:   1.300.000 m2 sàn;
-          Nhà ở công nhân: 3.000.000 m2 sàn;
-          Nhà ở cho người có thu nhập thấp và diện chính sách xã hội khác là:
                              3.200.000 m2 sàn;
 
Tổng cộng diện tích ở cần xây dựng mới đến 2015 cho 3 đối tượng trên là :              
 7.500.000 m2 sàn; Như vậy mỗi năm phải xây dưng mới 2,5 triệu m2 sàn; riêng cho 3 đối tượng trên thì thật là không tưởngi.
 
2.5. Phân bố chỉ tiêu phát triển nhà ở theo các địa phương quận/huyện không phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, đặc biệt là đối với 5 đô thị vệ tinh
Phát triển chùm đô thị Hà nội, đặc biệt là phát triển 5 đô thị vệ tinh ( Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) là ý tưởng đặc sắc của phát triển Thủ đo Hà Nội, nhưng trong Phụ lục 2 – chỉ cho nhu cầu về nhà ở đến các năm 2015, 2020,  2030 của 29 quận/ huyện, thị xã hiện nay của Hà nội, không có tên danh mục của 5 đô thị vệ tinh ở trên.   Theo số liêu của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, thì dân số của 5 đô thị vệ tinh trên đến năm 2030 sẽ là Sơn Tây: 180.000 người, Hòa Lạc: 600.000 người, Xuân Mai: 220.000 người, Phú Xuyên: 127.000 người, Sóc Sơn: 250.000 người. Nhưng theo số liệu Phụ lục 2 của Báo cáo thì đã tính nhu cầu nhà ở của các đô thị vệ tinh này theo dân số đô thị đến năm 2030 của thị xã Sơn Tây: 91.063 người, dân đô thị huyện Ba Vì : 147.826  người, dân só đô thị Phú Xuyên: 117.664 người, dân đô thị huyện Sóc Sơn: 190.082 người, còn đô thị Xuân Mai ?. Xét các số liệu trên ta thấy phân bố chỉ tiêu phát triển nhà ở theo địa phương của Báo cáo không phù hợp với Quy hoach chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt
2.6. Nội dung Bản Báo cáo Tóm tắt thiếu số liệu cốt lõi nhất của Chương trình phát triển nhà ở, đó là các chỉ tiêu phát triển nhà ở đến các năm 2015, 2020 và định hướng đến năm 2030
Trong bản Báo cáo Tóm tắt thiếu số liệu cốt lõi nhất của Chương trình phát triển nhà ở, đó là các chỉ tiêu phát triển nhà ở của Hà nội đến năm 2015, 2020. Trong Báo cáo Tóm tắt chỉ nêu lên mục tiêu, phương hướng phát triển nhà ở đến năm 2015, 2020 và 2030 có tính định tính, trừ chỉ tiêu nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015 đã có sẵn theo Chương trình 06-CTr/TU ngày 8/11/2011 của Thành Ủy Hà nội.
KẾT LUẬN
Báo cáo “Chương trình phát triển nhà ở TP Hà nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030” của UBND TP Hà Nội cần phải được chỉnh sửa lại một cách cẩn thận, trước khi trình ra Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà nội .
 
                                                                             Hà nội ngày 10-6-2013
                                                                            Người nhận xét
 
 
 
 
 
                                                                             GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng

Chủ tịch Hội VACEE, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội VACNE,
 
 

Lượt xem: 2411

Các tin khác

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE