quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

MYANMAR : QUEN MÀ LẠ. Phần Hai: Vùng nông thôn nghèo; Người Myanmar và Bình luận nhỏ

Thứ Hai, 14/03/2016 | 08:57:00 PM

(VACNE) - Nếu khu vực nội thành Yangon dù cũ kỹ nhưng sầm uất thì vùng quê ngoại thành và vùng nông thôn các địa phương tôi đi qua (chỉ cách trung tâm thủ đô 20 – 200 km) cái nghèo hiện ra rõ nét.

 

 Ghi chép bằng ảnh của Lê Trình
                                                    (VACNE)
                                          

 

 

5.  Vùng nông thôn nghèo

 

Nếu khu vực nội thành Yangon dù cũ kỹ nhưng sầm uất thì vùng quê ngoại thành và vùng nông thôn các địa phương tôi đi qua (chỉ cách trung tâm thủ đô 20 – 200 km) cái nghèo hiện ra rõ nét. Nhà dân nông thôn rất đơn sơ: mái lá, mái tôn, tường bằng phên tre hoặc gạch, nhỏ bé, xây sát nhau (ảnh 21, 22) không khác nhà người dân vùng sâu ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhà vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên của ta. Tuy nghèo nhưng làng nào cũng có cổng làng hoàng tráng, sắc màu vàng, đỏ như mới (ảnh 23). Đầu làng cũng có các anh xe ôm chờ khách (ảnh 24). Cũng có bác bán kem dạo cho các cháu (ảnh 26). Quang cảnh làng quê nghèo nhưng thanh bình.

 

        E:\MYANMAR 02.2016\LÀNG QUÊ\IMG_2165.JPG

 

21.  Nhà đặc trưng ở làng quê  đồng bằng vùng (region) Bago, không xa Yangon; 22. Làng trên đồi núi ở bang (state) Mon. Về hành chính: CH Liên bang Myanmar có 7 region và 7 state; các state là khu vực các dân tộc thiểu số, ở trung du, miền núi, kém phát triển hơn các region.

 

      E:\MYANMAR 02.2016\LÀNG QUÊ\IMG_2128.JPG E:\MYANMAR 02.2016\LÀNG QUÊ\IMG_2093.JPG

 

        23. Cổng làng đặc trưng văn hóa  của Myanmar  24. Đường làng và các anh xe ôm chờ khách

 

      E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2104.JPG E:\MYANMAR 02.2016\LÀNG QUÊ\IMG_2157.JPG

 

25. Bác bán kem que dạo và trẻ em nông thôn (gợi nhớ vùng quê Việt Nam nhiều năm trước);  26: Cảnh quan đồng ruộng: khô hạn; mái nhà tranh và bóng cây thốt nốt không khác đồng ruộng Campuchia.

Myanmmar có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chỉ có 2,0% diện tích tự nhiên được cấp nước thủy lợi dù có tài nguyên nước khá dồi dào; cảnh quan đồng ruộng không khác Campuchia: đồng mênh mông nhưng khô hạn, thỉnh thoảng có vài đám cây thốt nốt (ảnh 26) và cây me tây (loại cây thân gỗ to tán rất rộng này khá  phổ biến ở miền Nam nhưng không có ở miền Bắc nước ta). Trên 300 km dọc đường đi tôi không thấy 1 vùng đất nào chuyên cây rau, màu, cây ăn trái trù phú như ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Đồng bằng Bắc Bộ của ta. Nhờ thay đổi từ chính quyền quân nhân thành nhà nước dân sự từ 2011 đến nay dưới thời tổng thống Thein Sein từ nước thiếu lương thực hiện nay hàng năm Myanmar đã xuất khẩu trên 1,4 triệu tấn gạo và tương lai đây sẽ là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của thế giới.

 

6.  Người Myanmar

 

Theo tài liệu tôi tra cứu: Myanmar có số dân chỉ khoảng 54 - 56 triệu người đứng thứ 4 ASEAN sau Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, nhưng có đến 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Miến Điện (Bamar) chiếm 68%, người Shan chiếm 9%, người Karen chiếm 7%, người Rakhine chiếm 4%, người Hoa chiếm 3%, người Ấn chiếm 2%, người Môn chiếm 2% và các dân tộc khác chiếm 5%.

Ngoại hình người Myanmar khá đa dạng: phần lớn những người chàng trai, cô gái tôi gặp trên đường có dáng người nhỏ, gầy (ảnh 27-29: tôi thuộc loại nhỏ con so với người Việt hiện nay nhưng không thấp hơn so với nhiều thanh niên Myanmar, xem ảnh); nhưng cũng có nhiều đàn ông to con và phụ nữ béo bự (ảnh 30).

Trang phục của người dân xứ này khá lạ so với các dân tộc châu Á khác: đàn ông kể cả dân nghèo, thương gia hay chính khác đều mặc váy dài gọi là Longyi; còn trang phục dành cho nữ giới cũng là váy dài gọi là Thummy, gần giống với váy phụ nữ Lào hoặc Thái. Longyi và Thummy khá đơn giản, đều gồm miếng vải trơn hoặc có dòng kẻ dài khoảng 2m dành cho nam và miếng vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ. Longyi, thummi được quấn ngang hông (thường dài đến mắt cá chân) và buộc lại, váy đàn ông có điểm buộc phía trước bụng (ảnh 25) và ngang hông đối với phụ nữ. Váy phụ nữ có vẻ chắc chắn, an toàn cao nhưng váy đàn ông có vẻ không buộc chặt lắm nên thỉnh thoảng đang đi đường các quý chàng lại dừng, buộc lại. Cả nam và nữ khi mặc trang phục truyền thống đều đi dép tông (dép lào).

 

 E:\MYANMAR 02.2016\TRÌNH GIANG MYANMAR\IMG_2436.JPG E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\MYANMAR 2016. CON NGƯỜI 2\DSC09284.JPG

 

27. “Tác giả” và cán bộ địa phương mặc váy longyi; 28. Cô gái mặc áo, váy dân tộc làm việc trong restaurant cao cấp.

 

E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\MYANMAR 2016. CON NGƯỜI 2\IMG_1916.jpg E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2063.JPG

29. Một cô gái đang nhận gửi giầy dép trước cổng chùa: mặc thummi;  30. Bán báo trên hè phố: phần lớn dân chúng mọi lúc, mọi nơi đều mặc quần áo dân tộc: longyi, thummi và đi dép tông.

 

Ở các quốc gia Đông Á dân tộc nào cũng có y phục truyền thống nhưng chỉ sử dụng vào các dịp lễ hội hoặc ngày đặc biệt; còn ở Myanmar y phục dân tộc được sử dụng mọi ngày, mọi nơi. Có thể do mặc váy hoặc do giáo dục Phật pháp hay vì cả 2 lý do mà đàn ông, phụ nữ nước này đi lại khá chậm chạp, bình thảng, không thấy họ chạy nhảy, đuổi nhau, vui đùa; ít cười, ít nói, ít cởi mở (không như người Thái, người Việt). Có cảm giác họ làm việc chăm chỉ nhưng không nhanh nhẹn, không năng suất và không sáng dạ, khó thích ứng hoàn cảnh như người Việt.

-       Các nhà sư mặc áo cà sa màu cam đậm; và các tăng mặc áo màu nâu (ảnh 31,32,33); các ni cô mặc áo màu hồng (ảnh 29).

 

    E:\MYANMAR 02.2016\TRÌNH GIANG MYANMAR\IMG_2086.JPG E:\MYANMAR 02.2016\TRÌNH GIANG MYANMAR\TRÌNH GIANG CHÙA VÀNG\IMG_2045.JPG

 

31. Nhà sư và tăng, ni ban phước cho du khách; 32. “Tác giả” và các tăng chùa Shwedagon

 

 

E:\MYANMAR 02.2016\PAGODAS\CHÙA KYAIKHTIYO ĐÁ VÀNG\IMG_2206.JPG E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2085.JPG

            33. Đoàn khất thực: cảnh thường gặp vào buổi sáng trên phố và ở chùa; 34. Hai chú tiểu

 

- Cả 5 ngày trời đi nhiều địa phương cả thành phố và làng quê nhưng tôi không thấy thanh niên nào ăn mặc càn quấy, không thấy cô gái nào mặc váy ngắn, quần soóc trên đường phố, trường học, nhà hàng, nơi công cộng. Tuyệt đại đa số người Myanmar đều mặc giản dị và đi dép tông kể cả sư, tăng, chính khách, doanh nhân, sinh viên, dân thường. Như vậy, ở xứ này mà kinh doanh thời trang, hàng hiệu, mỹ phẩm, comple, giầy vớ… thì chỉ lỗ vốn. Các cô gái trong các ảnh tôi đưa vào bài này là nhân viên của các  nhà hàng hoặc tại điểm tham quan nên mới màu sắc và có dáng đẹp như vậy, còn trên đường phố hiếm thấy cô gái đẹp hoặc sexi hoặc nam thanh niên mặc tây phục, bảnh bao, hào hoa.

-  Đàn ông xứ này vẫn duy trì thói quen ăn trầu (trầu, cau và vôi như ở ta trước đây). Các quầy bán trầu khá phổ biến trên đường phố (ảnh 35).

 

       E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2145.JPG E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\MYANMAR 2016. CON NGƯỜI 2\DSC09289.JPG

 

        35. Quầy bán trầu: chủ quán đang chuẩn bị trầu, cau, vôi; 36. Cô gái mài Tanakhan

 

 

7. Người Myanamar: hiền lành, đạo đức

Có lẽ do được học Phật pháp từ bé và sống trong môi trường kinh Phật nên đạo đức đã thấm vào máu người Mynmar: từ việc nhỏ như không giết hại chim thú, không gây gỗ, đánh lộn, đến hành động lớn là tự giác thượng tôn pháp luật (như luật giao thông tôi vừa nêu trên). Người dân miền Nam và Nam Trung Bộ nước ta hiền lành, chân chất, khiêm nhường, ít nói nhưng có lẽ người Myanmar còn hiền lành, chân chất, khiêm nhường, ít nói hơn lại không rượu chè vì tu dưỡng theo Phật pháp và không phải chịu nhiều thập kỷ chiến tranh tàn khốc. Có câu “nghèo đói sinh đạo tặc” nhưng câu đó có lẽ không đúng ở xứ này. Người ta còn tổng kết: có nhiều mô hình rèn đạo đức: (i) bằng hình phạt khắc nghiệt theo Luật Islam như các quốc gia Hồi giáo; (ii) bằng hình phạt tiền và “bêu dương” như Singapore; (iii) bằng luật pháp như các nước thượng tôn pháp quyền; (iv) bằng tuyên huấn và khẩu hiệu chính trị ở đuòng phố, đường làng như Bắc Triều Tiên và Việt Nam …nhưng theo họ đó đều là các biện pháp từ ngọn. Người Myanmar cho rằng: hấp thụ Phật pháp mới là biện pháp tu dưỡng từ gốc. Tôi là người không theo đạo giáo nào nên không dám lạm bàn về niềm tin tín ngưỡng, lại là đầu xuân mà bàn “chính trị” (mô hình nào là hay?) thì mất vui nên không bình luận.

 

8. Thanakha: đặc sản Myanmar

Đến đất nước này dù ở thôn quê hay thành phố, trường học, công sở hay chùa chiền ta đều bắt gặp các chị, các anh, các em bé, người già có khuôn mặt trát phấn trắng  ngả vàng (hình 37-40). Đó là thanakha một loại bột được nghiền từ vỏ và thân cây cùng tên (hình 34). Người Myanmar cho rằng đây là loại mỹ phẩm hoàn hảo: chống nắng, làm đẹp da và làm đẹp khuôn mặt. Tôi cũng thử bôi (hình 38) nhưng chưa có cảm giác đặc biệt. Thanakha là đặc sản và là văn hóa truyền thống rất đáng kính của dân tộc này.

 

        E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2113.JPG E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2132.JPG

 

         37. Cô gái bán thốt nốt có thanakha trên má  38. Hai khuôn mặt đàn ông (trẻ và không trẻ) bôi thanakha

 

 E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\IMG_2240.JPG E:\MYANMAR 02.2016\NGUOI MYANMAR\MYANMAR 2016. CON NGƯỜI 2\DSC09302.JPG

 

39. Các cô bán hàng cũng làm đẹp bằng thanakha;40. Cô gái dân tộc Shan thiểu số cũng dùng thanakha.

 

BÌNH LUẬN NHỎ

 

Myanmar vào thời điểm đầu 2016 là như vậy: còn nghèo, khó nhưng an lành, con người hiền lành, chất phác; đất nước này còn giữ gần như nguyên vẹn giá trị văn hóa Phật giáo, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc về phát triển hạ tầng và kinh tế với dòng vốn đầu tư nước ngoài đã trở lại sau nhiều thập kỷ, với các tuyến cao tốc hàng ngàn km, vài khu công nghiệp đã được quy hoạch. Theo tài liệu của UBND TP HCM: “về kinh tế, từ chỗ nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới, 3 năm gần đây, kinh tế Myanmar đã tăng trưởng trung bình 7,6% mỗi năm. Quốc gia này cũng trở thành thị trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn ở Đông Nam Á. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán kinh tế Myanmar sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 9,5%/năm tới năm 2030 GDP/người sẽ tăng đến  5.000 USD”.

 

Vào năm 2015 GDP/người  của Myanmar đã bằng Việt Nam cách đây 6 -7 năm nhưng phần lớn tỷ trọng GDP là do người Myamar tạo ra (trong khi đó khoảng 20% GDP của Việt Nam hiện nay là do đầu tư nước ngoài (theo Tổng cục Thống kê, 2014). Theo đà này, với dân tộc có kỷ luật, đạo đức, có ít người tinh tướng, có tài nguyên phong phú lại có Chính phủ dân chủ mới do bà Aung San Suu Kyi do dân bầu lãnh đạo (5/6 người ở nông thôn và thành phố tôi hỏi đều rất hy vọng vào chính quyền mới này) thì chỉ sau 1 thập niên nữa Myamar sẽ tiến xa (nếu không có chính biến). Tuy nhiên vào lúc đó con người, văn hóa Myanmar có thay đổi đáng kể không? Tôi tin là có thay đổi nhưng sẽ không nhiều cả về văn hóa và cung cách, lối sống của con người (vẫn longyi, thummi, dép tông mọi nơi mọi lúc, vẫn chậm rãi, hiền lành) và thành phố vẫn sẽ không xô bồ, nhộn nhạo. Tuy nhiên quốc gia này khó bùng nổ, khó “hóa rồng” về kinh tế vì văn hóa Phật giáo đã ăn sâu cắm rễ nhiều đời, nếu vẫn tư duy rằng thế giới trần gian này là “cõi tạm” thì người dân khó có động lực và ý chí phát triển kinh tế, công nghệ, cạnh tranh thị trường quốc tế. Lịch sử hiện đại cho thấy: không 1 quốc gia thuần đạo nào có nền kinh tế, KHCN, quân sự phát triển vượt bậc.

Vậy anh chị em nên đi thăm Myanmar ngay bây giờ để cảm nhận về văn hóa, đời sống và cộng đồng các dân tộc của nước Cộng hòa liên bang này trước thềm cất cánh về kinh tế để có cơ hội so sánh và cũng để kiểm nghiệm “tác giả” bài ghi chép bằng ảnh này có nhận xét đúng không.

 


Yangon
đêm 17/02/2016; TP Hồ Chí Minh 20/02/2016

 

Lê Trình

 

 

 

 

Lượt xem: 4485

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE