quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Một tin rất vui: Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Thứ Ba, 16/11/2021 | 09:37:00 AM

Một tin rất vui đối với công tác bảo tồn là trong năm 2021 tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis), một loài đặc hữu của Việt Nam có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN ở bậc CR (cực kỳ nguy cấp). Cặp bố mẹ loài này đã sinh sản thành công 3 cá thể sau hơn 10 năm nhân nuôi tại trạm.

Rùa Núi vàng (Indotestudo elungata) có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN ở bậc EN (nguy cấp). Hai cá thể rùa Núi vàng (1 đực, 1 cái) được các cơ quan thực thi pháp luật bàn giao cứu hộ năm 2018 đã sinh sản 2 cá thể tại trạm.

Một tin rất vui: Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam - Ảnh 1.


Rùa Núi vàng sinh sản tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.

Có được các kết quả như trên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt là nhờ có sự nỗ lực rất lớn của cán bộ nghiên cứu của trạm, hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng như Vườn thú Cologne, CHLB Đức. 

Cơ sở hạ tầng của trạm Mê Linh cũng đang được xây dựng và nâng cấp trong khuôn khổ dự án đầu tư của Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam với kỳ vọng sẽ phát triển trạm thành một trung tâm bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật điển hình ở miền Bắc Việt Nam.

Một tin rất vui: Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam - Ảnh 2.


Rùa Trung bộ sinh sản tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Trong năm 2020 và 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) nói riêng.

Bên cạnh công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng thường xanh ở vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh còn có chức năng nghiên cứu, cứu hộ và bảo tồn nhiều loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam.

Trạm cũng đã thành công nuôi bảo tồn các loài thú linh trưởng, rùa, kỳ đà, thằn lằn, cá sấu và một số loài ếch nhái đặc hữu của Việt Nam.

Với sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động đài trạm của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng các chương trình hợp tác nghiên cứu và bảo tồn với các tổ chức trong nước và quốc tế, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh hiện đang là nơi lưu giữ 100 loài lan rừng, xây dựng vườn cây thuốc với diện tích 1 ha để lưu giữ nguồn gen cây dược liệu, đồng thời nhân nuôi sinh sản thành công hơn 20 loài động vật kể từ năm 2011 đến nay. 

Năm 2018, 2019, trạm đã tiến hành tái thả lại tự nhiên một số loài rùa có phân bố ở miền Nam.

(Danviet.vn)

Lượt xem: 2335

Các tin khác

Khánh Hòa: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

(02/02/2025 08:22:AM)

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE