quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Mỗi mét khối gỗ sưa giá 11 tỷ đồng

Thứ Hai, 05/04/2010 | 09:53:00 AM

Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!

 


Gỗ sưa được thu mua ở Trung Quốc (Ảnh: Đặng Vân).


Khi hỏi vì sao cây gỗ sưa đắt thế, người Trung Quốc thu mua để làm gì, hầu hết các nhà khoa học, kể cả các giáo sư, tiến sĩ chuyên môn về cây cối, thảo dược đều lắc đầu không biết tại sao.


Trong khi đó, phần lớn những cây gỗ sưa đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Những cây sưa còn sống thì gây vất vả cho con người, vì suốt ngày đêm phải trông nom cẩn thận. Cả tỷ đồng tơ hơ giữa trời như thế, chỉ sểnh mắt là bị trộm cưa mất ngay.

 


Hồi cơn sốt gỗ sưa lên đỉnh điểm, lực lượng công an và cựu chiến binh ở Thi Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) phải thức trắng đêm để trông nom cây sưa.


Theo anh Đinh Văn Tuyến, Trưởng Công an xã Thi Sơn (Kim Bảng, Hà Nam), nơi có rừng sưa trên núi Cấm, hồi năm ngoái, khi cơn sốt gỗ sưa lên đến đỉnh điểm, lực lượng công an xã, gồm hơn chục người, gần như thay nhau thức trắng đêm. Nhiệm vụ của các đồng chí công an cùng các cựu chiến binh là… ngồi ôm gốc sưa. Thời gian ấy, khốn khổ vì bị muỗi rừng đốt, người nào người ấy, cứ như bị… đậu mùa.


Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân TP. Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn “sưa tặc”, mấy chục thằng, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người. Chúng buộc cửa nhà dân lại, thằng nào thằng nấy đao kiếm loảng xoảng, mặt mũi gằm ghè, nên chả ai dám can thiệp.

 

Để đối phó với “sưa tặc”, lãnh đạo Công viên Thống Nhất còn nghĩ ra một độc chiêu có một không hai, đó là đóng chi chít sắt thép vào thân cây sưa. Mục đích của việc này để để lưỡi cưa của bọn “sưa tặc” không cưa đứt được thân cây. Nhưng khổ nỗi, “sưa tặc” chưa dòm ngó, thì ối cây sưa đã ngắc ngoải muốn chết vì có quá nhiều vết thương.


Những “khu rừng sưa” ở Hà Nội như gò Đống Đa, Công viên Bách Thảo, con đường Hoàng Hoa Thám… phải tiếp không biết bao nhiêu ánh mắt cú vọ của “sưa tặc”. Những người có trách nhiệm trông nom đều căng thẳng, khổ sở đến mức chỉ mong chẳng có cây sưa trên đời.


Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!


Chiếc hộp đựng trà làm bằng gỗ sưa (Ảnh: Đặng Vân).


Con sốt gỗ sưa khiến phong trào trồng sưa lan rộng khắp nơi. Người người trồng sưa, nhà nhà trồng sưa, làng làng trồng sưa. Thậm chí, huyện Tam Đảo và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) còn biến thành một vùng “chuyên canh” sưa khổng lồ. Nơi đây, người dân đua nhau ươm mầm, bán cây giống.


Nhiều người làm ăn kịp thời, trúng quả, nên phất lên giàu có, song phần lớn các hộ dân đua đòi chạy theo thì lãnh đủ. Có gia đình bán đất, cắm nhà, vay nợ khắp nơi đầu tư vào vườn sưa giống, giờ vỡ nợ vì bán chả ai mua. Đơn giản vì cơn sốt gỗ sưa đã qua đi, chuyện về giá trị cây sưa cứ nửa thực nửa hư, khiến người ta không biết tin vào đâu để tiếp tục đầu tư trồng trọt.


Cơn sốt gỗ sưa chỉ tạm thời lắng lại, khi 35 “sưa tặc” ở xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) bị công an tóm. Cuộc truy bắt “sưa tặc” ráo riết khiến cơn sốt gỗ sưa thêm phần lắng lại.



Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa ở Trung Quốc (Ảnh: Đặng Vân).


Để tìm ra lời giải về giá trị của cây sưa, đã có rất nhiều nhà khoa học đầu tư tìm hiểu.


Theo lời kể của GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam), một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang Trung Quốc tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía Trung Quốc chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.


Như vậy, coi như đoàn khảo sát của Việt Nam đã thất bại trong việc tìm hiểu về gỗ sưa. Việc không tìm ra lời giải đáp, khiến biết bao nhiêu lời đồn huyền bí về giá trị gỗ sưa được thêu dệt lưu truyền trong nhân gian.


Tôi đã bỏ nhiều công sức, khảo sát dọc làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), nơi nhà nhà làm gỗ, người người làm mộc và cũng có rất nhiều đại gia từng vào tù vì buôn bán gỗ sưa trái phép, song cũng không thu thập được thông tin gì đáng tin cậy.


Theo một số đại gia buôn gỗ ở đây, thì trò mua bán gỗ sưa chẳng khác gì trò lừa đảo đồng đen. Họ kể rằng, người Trung Quốc tung tin mua gỗ sưa về làm đủ thứ huyền bí, với giá cao, khiến người dân Việt Nam đổ xô chặt cây đem bán cho họ. Thế rồi, mỗi ngày họ lại thổi giá lên cao, sau đó thì bí mật chuyển gỗ sang Việt Nam bán cho giới buôn gỗ.


Ví dụ, họ tung tin, sẽ mua gỗ sưa với giá 100 triệu đồng/khối và họ thu mua thật sự. Sau đó, họ lại tuyên bố sẽ mua với giá 1 tỷ đồng/khối, khiến các con buôn ráo riết gom hàng. Cùng lúc đó, họ sẽ chuyển gỗ bán ngược về Việt Nam với giá vài trăm triệu đồng/khối. Như vậy, họ đã lãi một cách khủng khiếp. Nếu những lời đồn của giới buôn gỗ ở Bắc Ninh là thực sự, thì quả là trò lừa đảo này quá cao thủ.


Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương (VTC)

(VFEJ, 5/4/2010)

Lượt xem: 3104

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE