Nhân dân các dân tộc Cao Bằng có truyền thống cách mạng từ lâu đời, đây chính là những điều kiện quan trọng cơ bản để Bác Hồ sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại nay trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào ngày 28/01/1941 tại bản PácBó xã Trường Hà huyện Hà Quảng. Với bề dầy lịch sử văn hoá, cội nguồn của cuộc cách mạng Việt Nam. Cao Bằng là một tỉnh có nhiều khu di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng tính đến cuối năm 2014 có 92 di tích được xếp hạng trong đó: 25 di tích cấp Quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh, 02 di tích Quốc gia đặc biệt là khu di tích lịch sử Pác Bó, khu di tích rừng Trần Hưng Đạo.
Các khu di tích lịch sử văn hoá ở Cao Bằng là những tài sản tinh thần vô giá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, những tài sản tinh thần di sản văn hoá ấy luôn được cộng đồng gìn giữ, chăm sóc để phát huy giá trị cùng thời gian, cảnh quan về môi trường sinh thái tại các khu di tích lịch sử văn hoá ở tỉnh Cao Bằng rất đa dạng và phong phú có nhiều khu rừng nguyên sinh, nguồn nước, dòng sông, con suối hữu tình, các cây cổ thụ nhiều chủng loại khác nhau, có lẽ các thế hệ tiền bối đã có sự chọn lọc, kế thừa một cách tinh tế được nhân dân ở những vùng có di tích lịch sử văn hoá tôn vinh ủng hộ cao họ coi đây là niềm tự hào của quê hương chính lẽ đó các khu di tích lịch sử văn hoá tại Cao Bằng hầu như khu di tích nào cũng có những cây cổ thụ quý hiếm độc đáo, đủ tiêu chí trở thành cây di sản Việt Nam. Hưởng ứng sự kiện tôn vinh cây cổ thụ tiêu biểu tại địa phương trở thành cây di sản Việt Nam do Trung ương hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khởi xướng một cách tích cực, trong 5 năm qua tỉnh Cao Bằng đã xây dựng hồ sơ để 7 cây cổ thụ tiêu biểu của tỉnh được vinh danh trở thành cây di sản Việt Nam, hầu hết các cây di sản của tỉnh Cao Bằng đều nằm trong khu di tích lịch sử Quốc gia và Quốc gia đặc biệt như khu di tích Pác Bó, Rừng Trần Hưng đạo, Đền Kỳ Sầm. Đây không phải sự song trùng lặp gắn kết ngẫu nhiên giữa di sản thiên nhiên và di sản văn hoá mà 2 loại hình di sản đó đã xuất hiện và tồn tại rất lâu đời cùng trường tồn với thời gian cùng được bàn tay, công sức, trí tuệ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh dầy công chăn sóc bảo vệ để bảo tồn và phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay sự gắn kết giữa cây di sản Việt Nam và các khu di tích lịch sử văn hoá là sự gắn kết hữu cơ khăng khít rất cần được bảo vệ chăm sóc thường xuyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây di sản Việt Nam và khu di tích lịch sử văn hoá tồn tại lâu dài với thời gian lịch sử. Qua thực tế cho biết ở những khu di tích lịch sử văn hoá mà những nơi nào có cây di sản Việt Nam, trong khuân viên di tích văn hoá thì lượng du khách đến thăm khu di tích càng đông đảo hơn, ngoài những di sản văn hoá do bàn tay, trí tuệ của con người tạo dựng hoặc do thiên nhiên ban tặng, cây di sản sẽ tiếp sức thêm cho di tích văn hoá lịch sử về nội dung khu di tích đang chuyển tải, làm phong phú thêm về di sản thiên nhiên liên qua trực tiếp đến bảo vệ và phát huy những di sản đó tại chính nơi có di tích. Trong tỉnh cây di sản Việt Nam là một địa chỉ thăm quan nằm trong tổng thể của di tích văn hoá.
Cây Nghiến 600 năm tuổi tại khu di tích lịch sử văn hoá Pác Bó được vinh danh ngày 17/5/2011 dưới bóng cây Nghiến cổ thụ là làng Bó Bẩm thuộc khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Bác Hồ kính yêu đã đến gia đình cụ Dương Văn Đình ở bản này nhiều lần để đàm đạo kết nghĩa anh em tuyên truyền cách mạng vào những năm tháng Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Pác Bó thời kỳ 1941 – 1945. Cum 3 cây di sản tại khuân viên khu di tích văn hoá Đền Kỳ Sầm cách thành phố Cao Bằng 5km liên quan đến lịch sử ngôi Đền thờ Nùng Chí Cao thủ lĩnh dân tộc Tày đã chủ động tấn công quân xâm lược nhà Tống được triều đình phong chức Thái Bảo 1 trong 3 quan đứng đầu triều Lý, có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ phên dậu phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam thế kỷ XI. Ngần đây nhất dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam chúng tôi đã lập hồ sơ trình trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam để vinh danh cây Sấu cổ thụ 300 năm tuổi tại khu Rừng Trần Hưng Đạo là cây di sản Việt Nam nơi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, dưới bóng cây Sấu cổ thụ có mỏ nước giếng liền kề tại đây 34 chiến sĩ của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp những năm hoạt động cách mạng đã sinh hoạt tại khu vực này. Sáng 10/12/2014 Lễ đón nhận Bằng cộng nhận cây di sản Việt Nam đã tổ chức trọng thể tại khu rừng Trần Hưng Đạo dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và nhiều cơ quan thông tin truyền thông trong nước đã đưa tin sự kiện công bố cây Sấu cây di sản Việt nam tại khu rừng Trần Hưng Đạo tỉnh Cao Bằng.
Riêng với Cao Bằng là tỉnh có trên 311km đường biên giới với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa cây di sản Việt Nam còn là những “Cột mốc xanh” góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ vững trắc biên giới Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như cây Sấu cây di sản Việt Nam tại cột mốc 652 xã Sóc Hà huyện Hà Quảng
Năm năm qua Cao Bằng đã tích cực hưởng ứng sự kiện cây di sản Việt nam với sự cố gắng của các ngành, các cấp các địa phương trong tỉnh, đặc biệt sự kiện này được cộng đồng nhiệt tình tham gia vì rất phù hợp với đại đa số tâm tư nguyện vọng của người dân bởi lẽ từ bao đời nay người dân miềm núi vẫn coi những cây cổ thụ tồn tại lâu năm đều là những thực thể sống có linh hồn luôn thân thiện và rất gần gũi với con người nên tại nhiều nơi trong tỉnh Cao Bằng những khu rừng già, hay các cây cổ thụ lâu năm đều có miếu thờ thần rừng hoặc miếu thờ cây cổ thụ. Đây chính là lời nhắc nhở cho các thế hệ người dân trong vùng phải bảo vệ rừng giữ gìn những cây cổ thụ để những cây ấy tồn tại lâu dài cùng thời gian. Trong quá trình tiến hành công việc công nhận cây di sản Việt Nam tại địa phương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Cao Bằng luôn được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tỉnh, sự giúp đỡ mọi mặt của Sở Tài nguyên và môi trường Cao Bằng, sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Trung ương Hội. Tuy vậy trong những năm qua cùng với kết quả đạt được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Cao Bằng cũng gặp không ít những khó khăn như kinh phí chi cho mỗi lần tổ chức công nhận cây di sản, vấn đề chăm sóc bảo quản sao cho cây luôn xanh tốt, trường tồn, việc tiến hành tạo những con đường dần tới cây di sản sao cho thuận tiện để du khách đến thăm nhằm phát huy giá trị của cây di sản Việt Nam sau khi được công bố.
Những công việc trên thường trực Hội đã thống nhất chủ trương cố gắng xã hội hoá, đa dạng nguồn lực ở những địa phương có cây di sản Việt Nam kể cả việc xây dựng hồ sơ trình TW Hội công nhận các cây Di sản Việt Nam của tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.