quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Lưu ý khi trùng tu Di tích lịch sử có cây Di sản

Thứ Sáu, 05/09/2014 | 07:04:00 AM

Qua thời gian và quá trình phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các Di tích Lịch sử Văn hóa cần được trùng tu. Nhưng khi trùng tu cẩn lưu ý tránh làm ảnh hưởng, tác động xấu tới cây Di sản tại Di tích đó.

 

 

 

 
 

 

 


 

Khi tiến hành trùng tu các Di tích Lịch sử Văn hóa, hay sử lý và chăm sóc đối với cây Di sản thuộc các Di tích này cần lưu ý 2 điểm cơ bản:

- Tán cây:
chúng ta đều biết tán lá cây là cơ quan hấp thu năng lượng mặt trời để chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi xây dựng các công trình cao phải chú ý bảo vệ tán cây không bị tổn thương. Một số cây có khả năng chịu tỉa tán, một số cây sau tỉa tán thường mắc sâu bệnh, hoặc tổn thương kém phát triển.

- Hệ rễ cây:
đây là bộ phận quan trọng của cây có 2 nhiệm vụ: hấp thu các chất dưỡng trong đất để nuôi cây và đỡ cho thân cây , tán cây đứng thẳng không bị đổ. Bất cứ tác động nào làm tổn hại đến hai nhiệm vụ này đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của cây.

Trong quá trình trùng tu Di tích nghiêm cấm các hoạt động :

+ Đổ các chất phế thải rắn: gạch, vữa, xi măng, cát ... xung quanh gốc cây. Những chất thải này khi lấp đầy gốc cây sẽ làm đất bị nén chặt, giảm quá trình hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng của rễ cây.

+ Tuyệt đối cấm để các vật liệu hạ giải, các nguyên vật liệu xây dựng chuẩn bị cho trùng tu như gỗ, sắt thép, xi măng gạch ngói... xung quanh gốc cây. Tốt nhất nên để xa  gốc cây tối thiểu trên 10m. Tất cả nguyên vật liệu cho trùng tu nhất là gỗ đều có liên quan đến thuốc bảo quản do đó nếu để được càng xa càng tốt.

+ Tuyệt đối cấm sử dụng các chất hóa học, thuốc ngâm tẩm bảo quản gỗ, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong khu vực có cây cổ thụ - cây di sản sinh sống. Khi trời mưa các chất này rửa trôi ngấm xuống đất, làm môi trường đất bị nhiễm độc. Đây là nguyên nhân chính làm hệ rễ bị chết kéo theo cây chết dần.



 
Các rễ cây đa bị đổ bê tông
 

Khi phần vỏ cây chết khô ấu trùng xén tóc dễ dàng xâm nhập, đẻ trứng , sâu non phát triển trên toàn bố thân cây.

+ Một điều nữa cần chú ý ở một công trình trùng tu là số thợ tập trung đông trong một thời gian dài vì vậy nước thải sinh hoạt không được để thấm trên mặt đất xung quanh gốc cây. Đây cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến phát triển của cây.

Trong quá trình hạ giải trùng tu Đình - Đền - Chùa điều tốt nhất là các chất thải rắn được vận chuyển đi đổ ngay, nguyên vật liệu xây dựng nên tập trung ở nơi cách xa cây và tuyệt đối cấm không được sử dụng chất hóa học, chất bảo quản trong khu vực có cây Di sản.

An Nguyên (MOITRUONG.COM.VN)
 

Lượt xem: 2315

Các tin khác

Cây Di sản Việt Nam đầu tiên trong năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long

(23/01/2025 11:58:AM)

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE