quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Lần đầu tiên bàn cách phòng chống buôn bán ĐVHD trên internet

Thứ Tư, 17/04/2013 | 01:31:00 PM

(VACNE)- Ngày 17/4, tại Hà Nội, lần đầu tiên năm bộ ngành liên quan và ban quản trị các trang website, diễn đàn về mua bán cùng bàn cách phòng chống việc lợi dụng internet để buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD).

 
 
 
 
Theo đánh giá của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) tại “hội nghị liên ngành về tăng cường công tác phòng chống buôn bán ĐVHD trên internet”, tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi trong đó có việc lợi dụng internet tiêu thụ ĐVHD.
 
Các khảo sát của WCS trong tháng 7 và 8/2012 cho thấy việc buôn bán động vật hoang dã trên mạng internet là phương thức phổ biến để quảng cáo, buôn bán mẫu vật các loài động vật hoang dã trái phép như sừng tê giác, mật gấu, ngà voi, cu-li, khỉ, rùa, rắn, các loại cao từ xương, và nhiều loài có được nhập khẩu không có giấy phép để làm thú nuôi cảnh, làm thuốc và thực phẩm.
 
“Việc lợi dụng internet nhằm buôn bán ĐVHD đã diễn ra trong thời gian dài mà chưa được ưu tiên quan tâm, trong khi trên thế giới đây là đây là một mặt trận bị giám sát chặt chẽ và Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc bảo tồn các loài ĐVHD quý hiếm”, TS Scott Roberton, Giám đốc WCS tại Việt Nam, nói.
 
Qua các nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy việc sử dụng hình thức buôn bán trực tuyến qua internet được xác định là một trong những yếu tố làm tăng và thuận tiện hơn cho việc buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã.
 
Tuy nhiên, rất khó khăn trong việc kiểm soát internet để đảm bảo các mẫu vật thuộc CITES không được rao bán trái với quy định của CITES. Việc bùng nổ buôn bán các loài hoang dã trên internet sẽ thay đổi phương thức buôn bán truyền thống, kèm theo đó sẽ là các tuyến đường và phương thức buôn gian, bán lận hiện đại có cơ hội phát triển.
 
Trên thế giới việc buôn bán các loài hoang dã trực tuyến được xác định gồm: các diễn đàn về sở thích như chim cảnh, lan, thú cảnh, v.v.; các trang web đấu giá; các trang web chuyên về quảng cáo; kết hợp với các trang web khác. Mẫu vật được rao bán và tìm mua rất đa dạng bao gồm cả con sống hay những mẫu vật có giá trị như ngà voi, sừng tê giác, xương hổ, chim cảnh, thú, vẹt, linh trưởng, san hô, trai ốc,
 
Một số nước đã và đang thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia về kiểm soát buôn bán trái phép các mẫu vật loài hoang dã trên internet, đồng thời có các quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm rao bán trái phép các loài hoang dã thuộc CITES; nhiều nước đã thực hiện việc đánh giá buôn bán các loài hoang dã trên internet, có các thoả thuận với các trang web về việc không rao bán các loài thuộc CITES trái phép, thực hiện các chương trình tuyên truyền, xử phạt các vi phạm về quảng cáo trên internet. Mặc dù vậy hầu hết các nước thành viên đều cho rằng rất khó kiểm soát hoạt động này và hạn chế trong việc giám sát. Đặc biệt là hầu như không đánh giá được quy mô, mức độ của việc buôn bán điện tử, đồng thời cũng có rất nhiều cách để người bán có thể quảng cáo, rao bán hàng cấm mà không xử lý được. 
 
Theo yêu cầu của CITES thì tới nay Việt Nam vẫn chưa có những đánh giá hay hành động cụ thể nào để kiểm soát tình trạng quảng cáo, rao mua/bán các loài hoang dã, đặc biệt là các loài thuộc Phụ lục I trên Internet.
 
Rõ ràng internet sẽ tiếp tục phát triển và tạo điều kiện cho việc buôn bán trái phép trên toàn cầu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác của các bên. Ví dụ eBay ngày 19/10/2008 đã tuyên bố cấm mọi giao dịch mua bán ngà voi từ 1/1/2009.
 
Để đấu tranh với tình trạng buôn bán trái phép trên internet, Ban Thư ký CITES đã có thoả thuận với Interpol để có chương trình hợp tác riêng về lĩnh vực này và tại trang web của CITES cũng có cửa sổ riêng về buôn bán điện tử, đồng thời cũng đưa ra Nghị quyết về quản lý buôn bán trực tuyến với những nội dung chính yêu cầu các nước thành viên thực hiện như thực hiện việc đánh giá về việc sử dụng internet đối với mức độ buôn bán loài hoang dã; Tăng cường các cam kết chính trị để ưu tiên cho đấu tranh với tội phạm loài hoang dã; Các nước thành viên CITES cần làm việc với các trang web đề nghị cấm toàn bộ việc buôn bán trực tuyến các loài thuộc Phụ lục I của CITES; Xây dựng và thực hiện các chương trình, chiến lược về kiểm soát internet, truyền thông, giáo dục, tuyên truyền; Cần có sự tham gia và phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành và các cơ quan thực thi pháp luật. Thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan quản lý internet với Cơ quan quản lý CITES và các cơ quan thực thi luật; Xây dựng các quy định của pháp luật điều chỉnh về quảng cáo, rao bán và buôn bán các loài hoang dã trái phép trên internet; Đảm bảo các giao dịch, quảng cáo đối với loài hoang dã trên internet phải có đầy đủ nguồn thông tin và dễ dàng tiếp cận ; Có cơ chế xử lý người đăng quảng cáo đang ở nước mình nhưng lại quảng cáo ở nước khác; Thực hiện các điều tra về sự liên kết giữa tội phạm loài hoang dã với internet, giám sát các trang chủ, máy chủ/trạm.
 
Việc ngăn chặn tình trạng quảng cáo, buôn bán trực tuyến cần có sự tham gia của các cơ quan có liên quan và các trang mạng.
 
Mai Anh
 
 

Lượt xem: 2021

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE