quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Không thể dùng tang vật ĐVHD làm thuốc

Thứ Sáu, 15/03/2013 | 02:58:00 PM

(VACNE)- Sau khi có thông tin Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đề nghị được bàn giao một số tang vật động vật là động vật hoang dã (ĐVHD) tịch thu từ các vụ vi phạm để làm thuốc chữa bệnh, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho rằng việc này không chấp nhận được vì bất cứ lý do gì!

  
 

Thứ nhất, trên khía cạnh pháp lý, tang vật là ĐVHD thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP (trong đó có hổ) không được phép sử dụng cho mục đích thương mại. Với bất kỳ mục đích nào, thuốc xét cho cùng là sản phẩm thương mại. Như vậy việc sử dụng các tang vật này là vi phạm pháp luật. Các tang vật này chỉ có thể được xử lý theo hai cách: (1) Chuyển giao cho một đơn vị nghiên cứu khoa học, giáo dục (ví dụ như viện nghiên cứu, bảo tàng) của Nhà nước tuyệt đối không liên quan tới các hoạt động thương mại; (2) tiến hành tiêu hủy.
 
Thứ hai, đứng trên khía cạnh y học, chúng tôi chưa chứng kiến bất cứ một nghiên cứu khoa học hiện đại nào nói rằng các sản phẩm là ĐVHD có thể được sử dụng làm thuốc. Tác dụng này đa phần đều là kinh nghiệm dân gian, là truyền miệng. Hơn thế nữa, căn cứ của phác đồ điều trị cũng như quy trình chế biến các sản phẩm này chúng tôi cũng chưa từng thấy qua.
 
Thứ ba, tất cả những tang vật đó đều do cơ quan chức năng tịch thu của các đối tượng vi phạm vì hành vi của họ liên quan tới việc khai thác thương mạitrái phép các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ. Đứng trên góc độ cơ quan chức năng, chúng ta không thể tịch thu của đối tượng vi phạm này để chuyển giao cho những tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tương tự - khai thác thương mại!

Thứ tư, mục đích của cơ quan chức năng khi thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD là ngăn chặn các vi phạm, nhưng xa hơn nữa, đó là giáo dục, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ ĐVHD, giảm thiểu nhu cầu về sử dụng ĐVHD, từ đó bảo vệ các loài này trong tự nhiên. Do vậy, không có lý do gì chúng ta lại gián tiếp kích thích nhu cầu sử dụng ĐVHD của người dân bằng việc chuyển giao cho bệnh viện để làm thuốc. Việc này đi ngược lại chính chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.
 
Trên thực tế, khoa học hiện đại ngày nay hoàn toàn có đủ điều kiện để chữa trị các loại bệnh mà chúng ta vẫn tin tưởng rằng có thể chữa trị bằng các sản phẩm từ ĐVHD. Chúng ta đã và đang tận diệt các loài ĐVHD quý hiếm của Việt Nam, nhưng chưa đủ, chúng ta cũng đã và đang góp phần tận diệt các loài ĐVHD khác trên thế giới như tê giác ở Nam Phi vì những niềm tin không căn cứ vào tác dụng của người dân Việt Nam vào tác dụng của ĐVHD.
 
ENV khẩn thiết kêu gọi UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan không chuyển giao các sản phẩm là tang vật ĐVHD cho Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cũng như bất cứ đơn vị nào khác có liên quan tới hoạt động khai thác thương mại đối với ĐVHD.
 
Chúng tôi cũng đề nghị xử lý các tang vật là ĐVHD còn lại mà các cơ quan chức năng đang lưu giữ theo phương án chuyển giao cho một đơn vị nghiên cứu khoa học, giáo dục (ví dụ như viện nghiên cứu, bảo tàng) của Nhà nước tuyệt đối không liên quan tới các hoạt động thương mại; tiến hành tiêu hủy.
 
Mai Anh
 
 

Lượt xem: 1511

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE