quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THƯ GIÃN

Không nói ra thì... “Góp vốn ” xây tổ ấm

Thứ Ba, 04/08/2009 | 05:58:00 AM

TTC - Trước khi chở nhau đi đăng ký kết hôn, bà Nguyễn Diệu Anh, nhân viên của một công ty may đã bàn với ông xã rất nhiều vấn đề liên quan đến gia đình: Sanh bao nhiêu con, kế hoạch mua nhà thế nào...

 
Riêng trong lĩnh vực tiền bạc, thì hai người cùng “né” như thể là đụng vào chuyện khó nói, nhạy cảm... Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết tất cả các cặp vợ chồng trong thời gian tiền hôn nhân, để tới khi “về với nhau” thì mới có chuyện.
Vì “né” nên vợ chồng bà Diệu Anh vẫn tiền ai nấy giữ, rồi lâu lâu hùn với nhau. Mỗi lần kêu “cổ đông” chồng góp vốn, bà vợ còn thấy nhiêu khê hơn đi đòi tiền hụi. Lúc thì ông bảo “không có tiền mặt”, lúc thì “đang chôn tiền vào một dự án”... Nói chung, lần nào ông cũng yêu cầu bà vợ tạm ứng phần tiền của ông rồi từ từ ông trả. Vì sợ quên, nên bà phải ghi vào sổ tay. Cuối năm tổng kết, lần nào ông cũng nợ vài chục triệu... Thiệt là khổ, bà sống chung với chồng, như thể là sống chung với người cùng làm ăn.
Với bà Lê Nguyên Hằng, chủ một tiệm may thì sau 6 năm ở với nhau, bà có thể tuyên bố: Con cái của tụi tui, nhà của tụi tui, nhưng tiền thì của tui... Bà có thể nhớ và dễ dàng phân biệt những gì trong nhà là của bà: Từ những thứ “cỡ bự” như xe máy, tủ lạnh, salon... đến những thứ nho nhỏ như lò viba, bộ nồi đa năng... và luôn tự hào về khả năng tạo ra tiện nghi trong nhà. Thế nhưng, nỗi tự hào của bà không át được nỗi lo.
Bởi trong nhà không chỉ bà là người làm ra tiền, nhưng nếu những gì bà chi xài đều phục vụ cho gia đình, thì phần lớn khoản chi của ông là trả cho các sân tennis, các chầu gặp gỡ bạn bè... Mà nếu chỉ như thế còn là may, bà còn mơ hồ nghĩ đến những lúc ông cao hứng chi một cách dại khờ cho những cô gái ma mãnh. Chỉ nghĩ đến thôi, bà đã thấy tiếc đứt ruột, thấy sao lại thiếu công bằng đến thế. Vì vậy, bà đưa ra một phương án phân công cụ thể: Chồng lo học phí cho con, điện, nước, điện thoại, vợ lo tiền chợ. Tiền hai bên cha mẹ, bên nào bên nấy lo. Phần căn bản coi như vậy là ổn. Ông chồng gật đầu cái rụp.
Thế nhưng, trong nhà, phát sinh ra đủ thứ khoản chi không tên mà bà phải móc túi ra như các khoản tiền đóng cho phường, tiền đám ma hàng xóm, tiền quà cho cô giáo ngày Nhà giáo, rồi những bữa tiệc trong nhà, ngày lễ Tết... Những khoản đó góp lại khá lớn, nhưng với ông chồng thì “có bao nhiêu đâu, vợ chồng ai đóng cũng được”.
Cô nàng Thu Thủy, nhân viên của một công ty truyền thông cũng thường xuyên ấm ức với chồng về cái khoản “tiền anh tiền tui”. Ngay tháng đầu tiên sau ngày cưới, anh chồng lịch sự làm nghĩa vụ góp 7 triệu đồng, và cứ thế suốt 3 năm nay không hơn không kém, cũng có nghĩa là cô nàng có trách nhiệm chi tất tần tật các khoản cũng như dành dụm mua nhà. Vốn có thu nhập cũng khá nên cô không phàn nàn gì, cũng không tìm hiểu lương của chồng, nhưng dần dần cô nhận ra sự đóng góp của cả hai quá chênh lệch.
Anh chồng làm cho một công ty nước ngoài thì 7 triệu chỉ là cái lẻ, trong khi toàn bộ thu nhập của cô cao gấp đôi khoản đó đều dồn cho gia đình. Do trách nhiệm giữ ngân quĩ, nên muốn tặng cho cha mẹ ruột hay giúp cho em cái gì cô cũng phải nói với chồng, nếu không thì phải chịu tốn kém mua “đúp-bồ” cho cả nhà chồng. Ngược lại, ngoài “nghĩa vụ”, anh chồng thích gì xài đó chẳng cần thông báo.
Sau một thời gian, cô nhận ra những đồ dùng cá nhân của chồng như: laptop, đồng hồ, điện thoại di động... toàn hàng xịn, ngay cả bàn chải đánh răng cũng nhập về từ các nước phát triển. Ngậm ngùi nhìn lại mình, cô đã từng thèm mua một cái đầm hàng hiệu nhưng lại sợ mất mấy lon sữa cho con. Nói với chồng cũng khó, vì thực tế khoản đóng góp của ổng so với nhiều người cũng đâu ít, mà ngồi tính chi li thì “mất tình đoàn kết” quá!
Đóng góp và chi thế nào là vấn đề rất riêng và tế nhị của mỗi gia đình, vì thế, giữa vợ chồng cần có sự bàn bạc một cách khoa học và dân chủ, nếu không dù vợ chồng đều làm ra tiền nhưng chưa chắc thấy thoải mái.
PHƯ CHU 

Nguồn: Tuổi trẻ cười, 2/8/2009

Lượt xem: 2774

Các tin khác

Thung thăng miền xanh đại ngàn

(12/02/2024 04:22:AM)

Rừng ngập mặn đẹp như mơ ở Bàu Cá Cái Quảng Ngãi

(16/01/2024 07:26:AM)

Mùa cây trút lá tuyệt đẹp ở miền Tây Quảng Trị

(15/01/2024 09:48:AM)

Về An Giang ngắm mùa vàng bất tận trên cánh đồng Tà Pạ

(11/12/2023 11:49:AM)

Những câu nói nổi tiếng về thiên nhiên

(16/03/2023 07:51:AM)

Độc đáo "cây đa ngơ ngác" gần 1.000 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà

(29/10/2022 03:19:PM)

Tiên Yên (Quảng Ninh) – bức tranh thiên nhiên hài hòa và đầy cuốn hút

(05/05/2022 10:34:PM)

Hà Nội đẹp tinh khôi trong sắc trắng hoa sưa

(20/03/2022 07:39:AM)

Rừng Tây Bắc bừng sáng mùa hoa Sơn Tra

(10/03/2022 07:48:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE