quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Không đẹp sao là yêu quái

Chủ Nhật, 11/09/2011 | 09:55:00 PM

Nhiều loài động thực vật xâm nhập nguy hại do hình dáng đẹp đẽ lại trở thành thi hứng cho không ít thi phẩm, tùy bút, vô hình chung khiến cho các loài “yêu quái” này được cộng đồng mê mẩn hơn là cảnh giác.

 
Dr. Cà Xáy - VACNE


1.Có lẽ đứng đầu bảng của nhóm yêu quái mỹ miều này là cây lục bình còn gọi là bèo tây. Nữ yêu tinh này có nguồn gốc Nhật Bản. Chúng sống tốt tại các thủy vực ô nhiếm bất kể là thủy vực nước đứng hay nước chảy vì bộ rễ của chúng có khả năng rất giỏi tích cóp chất ô nhiễm. Nhiều nơi ở Nam Bộ chúng phát triển nhanh tạo ra thảm thực vật nổi dày đặc khiến tàu bè đi không nổi. Nhiều nhà khoa học đề xuất ý kiến sử dụng lục bình làm sạch nước, nhưng lại bí cách xử lí đám lục bình sau khi chúng hút đầy chất ô nhiếm vào thân. Nhiều thi thi phẩm rất hay về lục bình có lẽ do vẻ đẹp rất chi là đồng quê mộc mạc của chúng
Hoa lục bình vẫn tím như tuổi thơ tôi hai mươi năm trước
Tím như là thuở tóc má còn xanh
Tím như thuở ba tôi lưng trần kéo lưới
Dòng sông cũ, cánh đồng cũ
Hoa thản nhiên trôi sao nhói buốt tim mình.
(Trích “Nơi cũ” của Hồ Kiên Giang, http://vacne.org.vn/default.aspx?newsid=6844)




2.Một “nữ yêu tinh” khác là cây bìm bôi hoa vàng (còn được gọi là cây lang rừng hoa vàng hay cây lá bạc hoa vàng) có gốc ở đảo Hải Nam Trung Quốc, đang gây hại cho hàng ngàn ha rừng cấm Hải Vân – Sơn Trà và Tây Quảng Nam. Yêu nữ này rất đẹp nên Trung Quốc đặt tên là “Sát thủ Kiều mộc”. Có khá nhiều bài thơ hoặc bài viết hay ca ngợi nó.
“Chảy cùng dòng sông Amố, bám theo cùng sông Ring, sông Thanh..., lang rừng điềm nhiên nở hoa và khoe sắc vàng lộng lẫy. Hoa tìm theo nguồn nước không phải để khỏi chết khát, mà vì hoa đã trót yêu tiếng róc rách của sông suối thượng nguồn. Và ở một khúc lượn nào đấy, hoa được nhoài ra cũng với những cánh tay đại thụ, để soi mình và để thả xuống đấy những nhụy phấn tinh khiết hòa vào dòng nước trong lành mải miết chảy về xuôi. Không chỉ có cá chình hoa mê vùng vẫy ngược xuôi, ngang dọc, xuống bể lên nguồn, lang rừng tưởng chừng vô tri cũng luôn ôm ấp khát khao được về biển lớn...Ở Thạnh Mỹ, Khâm Đức - hai thị trấn sơn cước sầm uất ở miền Tây Quảng Nam, lang rừng nhoài ra tận rìa đường và nở hoa. Mỗi lần xe qua, cả lá và hoa đều lất phất, như để nói với cuộc đời này rằng nó đã đăng bạ vào hộ tịch phố núi; rằng sự hiện diện của nó như là một gửi gắm, một ký thác đẹp và hoang dã của rừng...” (trích bài Lộng lẫy lang rừng, của Phan Chín http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Long-lay-lang-rung/40215876/277/)


3. Còn tiểu yêu Hoa ngũ sắc còn gọi là Bông ổi, loài cây mà Bộ TN và MT vừa đưa vào danh sách cây ngoại lai xâm nhập nguy hại (tuy vẫn còn tranh luận) thì thật …dễ thương, qua vần thơ trữ tình của Trần Văn Hội trên báo Thanh Niên, sau đó được nhiều báo mạng “luộc” lại và có hàng trăm lời bình tán thưởng của người xem:
Bất ngờ hoa ngũ sắc
Chút hương thơm đất trời
như thoáng hiện đôi mắt
đã xa rồi, em ơi
lặng lẽ. Và chia tay
Bên đường em vẫn nở
bối rối chiều hôm nay
Nắng chợt vàng chợt đỏ
………
Nép lòng tôi ngũ sắc
có lẽ nào hoa ơi
một hạt nước trong vắt
bỗng đầy trời mưa rơi
 
Lời bình của Cà Xáy
Những thi phẩm hay tản văn tuyệt vời này làm cho các loài yêu quái trở nên được cộng đồng yêu quý. Không hiểu vị Tề thiên Đại thánh “Tài nguyên Môi trường” làm cách nào vận động dân chúng phòng ngừa được đây ?
 
 
 
 
 

Lượt xem: 1614

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE