quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Hướng về Thăng Long - Hà Nội: Cổ thụ kể chuyện Thăng Long

Chủ Nhật, 05/09/2010 | 12:52:00 PM

TP - Tập Atlas cây cổ thụ Hà Nội chuẩn bị được công bố, gồm 83 trang in khổ A4, trong đó có 725 cây cổ thụ đã được số hóa.

 

 

 

Hàng ngày có khá đông các bạn trẻ ngồi vẽ dưới tán cây muỗm trên 700 tuổi tại chùa Láng
Hàng ngày có khá đông các bạn trẻ ngồi vẽ dưới tán cây muỗm trên 700 tuổi tại chùa Láng . Ảnh: Tuấn Minh

 

Nhà nghiên cứu Lê Huy Cường, nguyên cán bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng cho biết Hà Nội hiện còn 725 cây cổ thụ trên 100 tuổi. Trong đó, có nhiều cây quý hiếm, có cây trên 700 năm tuổi mang nhiều giá trị văn hóa, môi sinh và lịch sử...

Nhìn cây thấy người

Trên 700 năm tuổi, cây muỗm lớn tại chùa Láng nằm phía Tây kinh thành Thăng Long xưa hiện là cao niên nhất trong hàng cổ thụ ở Hà Nội. Lai lịch của cây muỗm đặc biệt gắn liền với quá trình xây dựng chùa từ đầu triều Lý thờ vua Lý Thần Tông (1128-1138), chư phật và thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Mặc dù đã trên 700 năm tuổi nhưng cây muỗm vẫn cường tráng với tán cây toả rộng cả một góc chùa, thân cây to ba người ôm không xuể, nhiều cành, nhiều tán lớn vững chãi. Không chỉ gắn với các nghi lễ nhà chùa, tâm linh, cây muỗm từ lâu đã đi vào đời sống văn hóa của người dân địa phương.

“Ngày nào cũng có hàng chục bạn trẻ là sinh viên đến ngồi ôn bài, tập vẽ dưới tán cây muỗm cổ”- chị bán nước ở cổng chùa cho biết. Sánh với đại thụ ở chùa Láng, cây bồ đề ở chùa Kiêu Kỵ (Gia Lâm) cũng khoảng 700 năm tuổi.

Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Cường, tuy không phải bậc cao niên nhất, nhưng cây đa lông ở báo Nhân Dân (71 Hàng Trống) được xếp vào loại độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Cây có tuổi đời trên 350 năm.

Ông Vũ Kim - phụ trách tư liệu của báo Nhân Dân cho biết, từ thời thuộc Pháp, tướng Mooc-li-e đã xây dinh thự ngay gần gốc đa lông. Do cây tán rộng lại gần hồ Gươm nên rất nhiều chim, sóc và sinh vật đến sinh sống.

Trong những tấm ảnh chụp phía cầu Thê Húc từ thế kỷ 19, hình ảnh cây đa hiện lên rõ nét. Ngay gần gốc đa là tấm biển ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt đêm 24 rạng ngày 25-12-1946 của các chiến sỹ vệ quốc quân, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

“Nhìn cây là thấy người! Cây cổ thụ nói lên nhiều điều về Thăng Long - Hà Nội. 725 cây cổ thụ trên 100 tuổi có giá trị rất lớn về môi sinh, văn hoá. Màu hoa đỏ rực đầu hè của cây gạo cổ thụ trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử, ven Hồ Gươm gợi nhớ mùa thi và tuổi thơ mỗi người. Hình ảnh cây đa, cây si, cây bồ đề gắn với nhiều phong tục tập quán của người Việt; cây đa Nhà Bò trên phố Lò Đúc mang nhiều giai thoại về tâm linh...”, ông Lê Huy Cường bày tỏ.

Nạn truy bức cổ thụ

Dù là chứng tích lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, nhưng các cây cổ thụ này đang bị xâm hại. Người ta ngang nhiên vung búa đóng đinh, lấy rìu bổ vào thân cây để treo biển quảng cáo, biển hiệu công ty, nhà hàng.

Thậm chí, có cây phải đeo trên mình những tấm biển “Tuyến đường thanh niên tự quản”, “Phụ nữ tự quản”, kế hoạch hóa gia đình. “Cơ cực” nhất phải kể đến hàng cây xà cừ trên phố La Thành. Không chỉ bị đóng gông bê tông phần gốc, cây còn là nơi đặt lò than, xả nước sôi, phế thải hàng ngày...

Nhiều cây lớn Hà Nội đang phải chịu cực hình từ con người
Nhiều cây lớn Hà Nội đang phải chịu cực hình từ con người .

Ông Lê Huy Cường khẳng định, nhiều cây cổ thụ quý hiếm của Hà Nội sẽ chết vì sự xâm hại, tàn phá của con người. Đa số cây cổ thụ bị chèn ép bởi công trình xây dựng, bê tông hoá phần gốc. Cây đa Nhà Bò trên phố Lò Đúc đeo trên mình tới hàng chục bát hương và ngay dưới gốc có tới mấy lò đốt vàng mã. Cây gạo trăm tuổi ở cửa đền Ngọc Sơn đã chết vì… tiểu bậy! Cây đa cổ thụ trên phố Hàng Gai, phố Ngõ Gạch đang thoi thóp vì bị nhà xây chèn ép, bức tử.

Theo ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Tổng giám đốc Cty Công viên Cây xanh Hà Nội, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2010 đã có 77 trường hợp xâm hại cây xanh bị xử lý.

“Đáng lo ngại nhất là việc dùng hóa chất cực mạnh để triệt hạ cây đang gia tăng. Điển hình như cây đa trên phố Lý Thường Kiệt bị phun hóa chất từ ngọn, sau một đêm rụng lá đã chết. Thành phố cần đầu tư nghiên cứu, khảo sát và bảo tồn những cây quý hiếm, cổ thụ” - ông Hưng nói.

Tập Atlas cây cổ thụ Hà Nội chuẩn bị được công bố nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Atlas gồm 83 trang in khổ A2, kèm nhiều ảnh, bản đồ, chú dẫn phong phú. 725 cây cổ thụ đã được số hoá trên bản đồ, rất thuận tiện cho công tác nghiên cứu, bảo tồn. Đây cũng là đề tài nghiên cứu quy mô nhất về cây cổ thụ Hà Nội. Trên cơ sở đó, sẽ chọn ra một số cây đưa vào diện cây di sản VN để có chế độ chăm sóc, bảo vệ đặc biệt...  

Minh Tuấn

(Tiền Phong, 4/9/2010)

Lượt xem: 2284

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE