quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Hội BVTN&MT Việt Nam cử chuyên gia về cơ sở tư vấn chăm sóc chữa bệnh cho Cây Di sản

Thứ Tư, 17/05/2017 | 07:49:00 PM

(VACNE) – Ngay sau khi nhận được thông tin của UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 17/5/2017, Hội BVTN&MT Việt Nam đã cử các chuyên gia về khảo sát, tư vấn trực tiếp cho cán bộ địa phương khẩn cấp cứu 2 cây Đa Di sản trước cửa đình Phú Gia đang bị bị suy kiệt, nhiễm sâu bệnh.

GS. TS Phạm Văn Lầm, Ủy viên Hội đồng Cây Di sẩn Việt Nam khảo sát bệnh trên lá đa tại đình Phú Gia

Sau khi nghe cụ Thủ từ Công Xuân Vượng và ông Nguyễn Trọng Thủy, Phó Ban quản lý khu di tích báo cáo về quá trình chăm sóc, bảo vệ và những diễn biến sức khỏe của cây Đa phía bên phải cửa đình trong thời gian gần đây, các chuyên gia của Hội BVTN&MT Việt Nam trực tiếp khảo sát, phát hiện: không phải là 1 cây bị bệnh như thông tin ban đầu, mà cả 2 cây đều đã bị rệp xâm hại. Riêng cây phía bên phải (từ cửa đình nhìn ra) bị nặng hơn, có rất nhiều cành đang bị héo, rụng lá. 

Đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đánh giá rất cao sự quan tâm của đại phương đối với cây Di sản, nhờ đó đã phát hiện kịp thời sâu bệnh; đồng thời khẳng định: sự suy kiệt của cây do tuổi tác quá cao là điều khó tránh khỏi, nhưng nguyên nhân chính làm cho cây bị suy kiệt, tạo điều kiện cho sâu bệnh  tấn công là do chăm sóc chưa tốt. Hiện tại, cây đang bị rệp sáp vảy tấn công dữ dội, do thiếu dinh dưỡng và thiếu nước trầm trọng. Những tác động do xây bồn quanh gốc và một số cây bụi xâm lấn sát gốc, dẫm đạp lèn đất sát cổ rễ…cũng là tác nhân làm cho cây bị yếu.

Vì thế, các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam yêu cầu: Cộng đồng địa phương phải nhanh chóng tưới nước, tạo lỗ thấm nước mưa cho toàn bộ khu vực đã bị bê tông hóa xung quanh gốc và dọn dẹp bớt những cây bụi rậm rạp, tạo sự thông thoáng cho cây. Ngay sau đó, phải sử dụng các loại thuốc nội hấp tưới cho cây để diệt rệp và các loại sâu hại khác, nhất là ấu trùng xén tóc đục thân.

Về lâu dài, địa phương cần xây dựng phương án tổng thể chăm sóc, bảo vệ cây: thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây và phun thuốc phòng trừ nấm và sâu bệnh.

Ông Mai QuangThiều, cán bộ phòng VH-TT phường Phú Thượng và ông Nguyễn Trọng Thủy, Phó Ban quản lý khu di tích Đình Phú Gia, thay mặt cán bộ, nhân dân địa phương cảm ơn sự quan tâm, đáp ứng kịp thời của Hội Bảo vệ Thiên nhiên - Môi trường Việt Nam và bày tỏ mong muốn được nhận thêm những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, để chăm sóc cây, kéo dài tuổi thọ cho cây Di sản./.

Văn phòng VACNE

Lượt xem: 2618

Các tin khác

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải.

(30/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE