quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Hội Bảo vệ TN&MT VN tổ chức sự kiện bảo tồn các cây di sản của Việt Nam

Thứ Sáu, 01/10/2010 | 02:37:00 PM

Môi trường với cộng đồng - Ngày 18 tháng 3 năm 2010, VACNE đã chính thức phát động sự kiện "Bảo tồn cây Di sản Việt Nam". Cộng đồng với Môi trường mở chuyên mục "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam" để truyền tải các thông tin cần thiết và tôn vinh các Cây Di sản Việt Nam. Kính đề nghị các cơ quan, tổ chức đăng ký các đề xuất theo Mẫu của Hội

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
TỔ CHỨC SỰ KIỆN BẢO TỒN CÁC CÂY DI SẢN CỦA VIỆT NAM
                            
 
I. Tên gọi sự kiện: Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
II. Đối tượng:Cây Di sản (Heritage trees) bao gồm nhữngcây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên, có một hoặc một số giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử.
Cây Di sản được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể.
III. Mục đích, ý nghĩa:
·       Lựa chọn và vinh danh những Cây Di sản của đất nước, góp phần bảo tồn nguồn gen các cây tiêu biểu của Việt Nam.
·       Góp phần nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
·       Quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam rộng rãi trong nước và ngoài nước.
·       Tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
·       Kỷ niệm Năm Đa dạng sinh học 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
IV. Các nội dung hoạt động chính
·       Xây dựng tiêu chí Cây Di sản và thành lập Hội đồng tuyển chọn.
·       Phát động cuộc vận động giới thiệu, đề cử các Cây Di sản của địa phương. Tập trung vào một số cơ sở nghiên cứu, một số nhà thực vật học, các Ban quản lý các Vườn quốc gia, Khu Bảo tồn, các tổ chức và cá nhân, các đơn vị quản lý môi trường, cây xanh, Di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
·       Vận động kinh phí. Tiền hành các cuộc vận động hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cần thiết như tổ chức sự kiện, làm Bảng công nhận, xuất bản ấn phẩm, tạo điều kiện hỗ trợ chủ nhân của các Cây Di sản, chăm sóc, bảo quản trong các điều kiện cần thiết,...
·       Tổ chức một số cuộc hội thảo để làm sáng tỏ tiêu chí lựa chọn và công nhận Cây Di sản.
·       Tổ chức công nhận. Các lễ công nhận Cây Di sản được tổ chức theo nhiều cách thức linh hoạt. Dự kiến buổi lễ đầu tiên sẽ kết hợp với Lễkỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
·       Tiến hành truyền thông về sự kiện trên tất cả các phương tiện truyền thông có thể theo khả năng của Ban Tổ chức.
V. Kết quả chính
·       Xây dựng và định kỳ công bố Danh mục các Cây Di sản được công nhận; Tổ chức Lễ công bố kết quả thành từng đợt, đợt I vào tháng 10 năm 2010.
·       Tạo điều kiện và huy động cộng đồng chung sức bảo tồn Cây Di sản, chăm sóc sức khoẻ từng Cây Di sản.
·       Truyền thông thường xuyên, cụ thể về từng Cây Di sản trong Danh mục được tôn vinh, tạo điều kiện nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
VI. Hình thức vinh danh
1. Trang Web "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam" tại Web www.vacne.org.vn, trong đó nêu rõ về lý lịch đại thụ được vinh danh cùng các thông tin cập nhật thường xuyên về sức khoẻ , tình hình quản lý bảo vệ Cây Di sản và các vấn đề liên quan.
2. Bia đá đặt tại gốc Cây Di sản nêu rõ tên gọi Việt Nam, tên Latin, Tuổi, Thời gian được công nhận và mã số trong Danh mục công nhận Cây Di sản Việt Nam.
3. Xuất bản ấn phẩm "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam".
VII. Tiêu chí Cây Di sản
A. Cây tự nhiên
1)       Cây sống trên 200 năm
2)       Cao to hùng vĩ:
-          Cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân.
-          Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus.
3) Có hình dáng đặc sắc.
4) Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.
B. Cây trồng
1)     Cây sống trên 100 năm
2)     Cao to hùng vĩ:
-          Cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân;
-          Cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus.
3) Có hình dáng đặc sắc.
4) Đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.
C. Các cây khác:
1)     Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan.
2)     Cây cảnh độc đáo.
3)     Các cây gần đạt các tiêu chí nhóm A, B nêu trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan.
Ghi chú:
-          Chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m, chu vi cây có bạnh vè đo trên  
            bạnh vè 20cm, chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ.
VIII. Tiêu chuẩn lựa chọn
1. Cây Di sản phải đáp ứng được các Tiêu chí Cây Di sản đã được công bố
2. Chủ sở hữu Cây Di sản phải được xác định rõ ràng và làm thủ tục đăng ký.
3. Số lượng các Cây Di sản phải tương xứng với khả năng bảo tồn thực tế của Hội và cộng đồng.
4. Hướng tới việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Cây Di sản.
IX. Tổ chức thực hiện
·       Chủ trì: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Mời phối hợp:     Hội Sinh vật cảnh
                             Hội KH&KT Lâm nghiệp Việt Nam
                             Hiệp hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
                             Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội
                             Cục Bảo tồn Di sản văn hoá lịch sử (Bộ VH - TT - DL)
                             Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT)
                             Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT)
                             Một số cơ quan truyền thông
                             Một số tổ chức quốc tế liên quan
                             Một số tổ chức, cơ quan khác liên quan
·       Thời gian: Bắt đầu từ tháng 3/2010
·       Thành lập Nhóm công tác và Hội đồng tuyển chọn.
          Nhóm Công tác giúp Hội chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật cần thiết cho sự kiện; giúp Người đăng ký hoàn thiện hồ sơ; giúp Hội đồng tuyển chọn hoàn thành nhiệm vụ và giúp hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật bảo tồn Cây Di sản khi cần thiết.
          Hội đồng tuyển chọn giúp Hội lựa chọn các Cây Di sản Việt Nam từ các bản đăng ký theo các tiêu chuẩn nêu ở mục VIII nói trên.
·       Trong quá trình thực hiện sự kiện "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam". Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp, học tập kinh nghiệm các địa phương và quốc tế, từng bước hoàn thiện việc tổ chức sự kiện này, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.
 
 
III. Mẫu Hồ sơ đăng ký  CÂY DI SẢN VIỆT NAM

MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝCÂY DI SẢN VIỆT NAM
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÂY DI SẢN VIỆT NAM
I- THÔNG TIN CHUNG:
1- Tên cây thường gọi: ...................................................................................................
2- Tên địa phương:..........................................................................................................
3- Địa chỉ nơi có cây: Địa danh (Vườn Quốc gia, Rừng, núi, đền, chùa, làng, ...):
     Thôn, Đường phố: .................    Xã (Phường): .....................................
.     Huyện (Quận): …………………………………………..Tỉnh (thành phố):...............................
 

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
1- Tuổi cây:
2- Giải thích cách xác định tuổi cây:............................................................................................
3- Chỉ tiêu đo đếm:                                                                                                          
4.1- Chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m

 
        Chu vi                           m                     Tính ra đường kính                       m

4.2- Chiều cao cây: ............m
4- Đặc điểm hình thái:

 
 
 - Cây đứng:                  Một thân                             Hai hay nhiều thân

 
 
 - Cây nghiêng:               Hướng nghiêng                     Góc nghiêng

 
 - Bạnh vè (nếu có): Chu vi bạnh vè                        m

5- Hiện trạng của cây (Tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):
...................................................................................................................................
6- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử: .....................................................................................
...................................................................................................................................
III- THÔNG TIN KHÁC:
1- Ít nhất 2 ảnh chụp từ 2 hướng khác nhau, cỡ nhỏ nhất là 10x15 cm
2. Các tài liệu nghiên cứu khác về cây đề xuất (nếu có)

 
                                                                                    Ngày đăng ký

                                                   Người đăng ký ( Ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc
                                                                      (nhà ở/cơ quan/Fax, Email, Tel)
 

Lượt xem: 2299

Các tin khác

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 08:25:AM)

Những điều bí ẩn về cây đa hơn 200 tuổi ở Đắk Lắk

(04/02/2025 07:23:AM)

Cây trôi 800 tuổi ở Hà Tĩnh và cách ra hoa lạ thường đến khó tin

(01/02/2025 08:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE