quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Học sinh “biến” rơm, rạ thành phân bón

Thứ Tư, 26/03/2014 | 09:38:00 AM

Để hạn chế đốt rơm, rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm môi trường, nhóm học sinh (HS) trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã nghiên cứu, sử dụng enzyme laccase tiết ra từ nấm, xử lý hiệu quả rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón.




Enzyme này cũng có khả năng khử đến 90% chất độc hại có trong màu thuốc nhuộm vải.

"Nghiên cứu về enzyme laccase phục vụ cho ứng dụng phát triển bền vững” của hai HS Mai Diệu Quỳnh và Nguyễn Hoàng Tùng (lớp 11 trường THPT Việt Đức) vừa đoạt giải ba Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học trẻ Đông Nam Á (SSYS) lần thứ 9.

May mắn của nhóm HS này là được thầy Trần Anh Tuấn - giáo viên của trường, giúp kết nối với các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học  Tự nhiên VN, hướng dẫn về enzyme laccase có khả năng xử lý rơm, rạ và khử chất độc hại trong thuốc nhuộm vải.

Enzyme laccase rất phổ biến trong tự nhiên, tìm thấy ở thực vật, nấm và vi khuẩn, có tính năng xử lý và phân hủy chất độc thông qua quá trình oxy hóa, đặc biệt các chất phức tạp, khó tan. "Chúng em chọn nghiên cứu chủng enzyme laccase tiết ra từ nấm vì nó sinh ra hoạt tính mạnh hơn enzyme tiết ra từ vi khuẩn” - Diệu Quỳnh nói.

Để có được chủng nấm có khả năng sinh enzyme laccase từ gỗ và rơm mục, nhóm HS và thầy Tuấn hướng dẫn đã lên rừng quốc gia Ba Vì tìm gỗ mục. Còn rơm mục mang từ Hưng Yên về. "Hôm đó trời mưa và khá rét, đường đi trong rừng thì trơn và có cả vắt bò. Chúng em khá vất vả nhưng đây là kỉ niệm đáng nhớ” - Tùng hồi tưởng.

Sau quá trình làm đi làm lại các thí nghiệm ở Viện, nhóm nhận thấy việc dùng enzyme laccase xử lý rơm, rạ trước khi dùng chế phẩm sinh học như một bước đệm tạo tiền đề cho chế phẩm đó hoạt động tốt hơn.

Còn đối với xử lý nước thải nhuộm màu vải thì qua nghiên cứu, nhóm biết được enzyme laccase này có khả năng phá vỡ được cấu trúc mạch vòng của chất độc, phá vỡ 90% chất độc trong thuốc nhuộm màu vải của các xưởng dệt may trước khi thải ra môi trường.

"Trong thời gian tới, nếu có điều kiện nhóm sẽ lên một nhà máy dệt ở Nam Định để tiến hành thí nghiệm về khả năng xử lý nước màu thuốc nhuộm của enzyme laccase” - Tùng nói.

Thầy Tuấn cho biết: Rất tự hào và khâm phục Quỳnh và Tùng - những HS thực sự có năng lực và đam mê nghiên cứu khoa học, hướng đến người dân, những vấn đề xảy ra xung quanh mình. "Nhìn các em mặc áo blouse làm việc trong phòng nghiên cứu chuyên nghiệp như những nhà khoa học thực sự, tôi không nhận ra HS mình nữa”.

Đề tài của các em sẽ còn đầu tư nghiên cứu hoàn thiện hơn nhưng kinh nghiệm và ý thức bảo vệ môi trường rất rõ. Các em sẽ dành thời gian nghỉ hè để thực hiện đam mê học hỏi và sáng tạo.

Theo Ngân Hà




(Đại Đoàn Kết)

Lượt xem: 2586

Các tin khác

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

(30/06/2025 06:41:AM)

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng

(26/06/2025 06:40:AM)

Du lịch xanh ở Bình Thuận

(23/06/2025 06:57:AM)

Phong Nha – Kẻ Bàng: Chứng nhân của hơn 400 triệu năm

(16/06/2025 07:20:AM)

Phát triển du lịch xanh ở Thanh Hóa

(07/06/2025 08:17:AM)

Ba Vì đa dạng sản phẩm, hướng tới du lịch xanh, du lịch chất lượng cao

(04/06/2025 06:35:AM)

Xu hướng du lịch với không gian xanh

(26/05/2025 05:23:AM)

Phát triển du lịch xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(23/05/2025 07:54:AM)

Lai Châu: Phát triển du lịch xanh, bền vững

(11/05/2025 05:24:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE