quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

GS. TS Đặng Thị Kim Chi- Nhà khoa học nữ có nhiều đóng góp trong nghiên cứu bảo vệ môi trường

Thứ Sáu, 12/03/2010 | 08:33:00 AM

VACNE-Ngày 11/3/2010, Website Bộ TN&MT đăng bài giới thiệu về Nhà giáo ưu tú, GS. TS Đặng Thị Kim Chi, Uỷ viên BCH TƯ Hôi Bảo vệ TN&MT VN, Chủ tịch Hội đồng KHKT của Hội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 
 

 


Nghiên cứu các giải pháp và chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề Việt   Nam ; nghiên cứu biện pháp để quản lý và xử lý điểm ô nhiễm tồn lưu ở một số vùng tại Việt Nam hay những công trình nghiên cứu độc chất trong môi trường là những công việc mà Nhà giáo ưu tú, GS. TS Đặng Thị Kim Chi đã dành nhiều tâm huyết của mình trong nhiều năm qua và gặt hái được nhiều thành công.          
 
* Bắt đầu từ môi trường các làng nghề    
       Nhà giáo ưu tú, GS. TS Đặng Thị Kim Chi tốt nghiệp khoa Hóa, trường Đại học Bách khoa năm 1971. Năm 1976, như một cơ duyên chị được nhà trường cử đi học nghiên cứu sinh ở Cộng hòa Dân chủ Đức với một chuyên ngành còn khá mới mẻ ở Việt   Nam   lúc bấy giờ là ngành kỹ thuật bảo vệ môi trường.    
        Trở về nước, chị lại tiếp tục công tác giảng dạy và đầu tư công sức vào những đề tài nghiên cứu khoa học. Chị đã mất bao đêm trăn trở với ý nghĩ phải làm sao cho đất nước mình quan tâm hơn nữa tới vấn đề bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống của con người được trong sạch trước sự phát triển của nền kinh tế.    
       Những năm đầu mới về trường, công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm, đào tạo. Nhận thức về tầm quan trọng của nó, một nhóm cán bộ tiên phong gồm 6 người trong đó có chị đã đứng ra thành lập nhóm nghiên cứu môi trường, phòng thí nghiệm môi trường rồi Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) môi trường và nay là Viện KH&CN môi trường của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cùng với việc đào tạo chuyên gia cho công tác bảo vệ môi trường, trong 6 năm qua Viện KH&CN môi trường còn liên tục tham gia các công trình nghiên cứu về môi trường và có những chương trình hợp tác quan trọng với tổ chức như: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp Quốc (UNIDO); Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc (UNEP); Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM)…   
     Nhưng có thể nói, sự nghiệp nghiên cứu khoa học của chị chỉ thực sự bắt đầu khi chị hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ và sau đó được tham gia công trình nghiên cứu cấp nhà nước năm 2001 – 2005 “Nghiên cứu các giải pháp và chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề Việt Nam”. Công trình này đã giúp cho các nhà khoa học và các nhà quản lý nhận thấy vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam là rất bức xúc và cần có một giải pháp cụ thể giải quyết.    
       Giải quyết vấn đề này không chỉ là công cụ xử lý chất thải mà còn làm sao để quản lý tổng hợp môi trường các làng nghề và định hướng các chính sách bảo vệ môi trường nhằm duy trì và phát triển bền vững. Đề tài đã đưa ra các mô hình cải thiện môi trường có thể áp dụng cho 4 loại làng nghề phổ biến ở Việt Nam là tái chế giấy, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chế biến lương thực, thực phẩm. Những mô hình này đã được phổ biến cho bà con ở một số làng nghề, giúp giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và xử lý chất thải ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, công trình này còn là một tài liệu tham khảo quan trọng trong việc định hướng chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ.   
 
* Hiện thực hoá các kết quả nghiên cứu    
        Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, công trình giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam đã được đánh giá đúng giá trị của nó. Năm 2009 vừa qua, chị Chi và các đồng nghiệp đã cùng đánh giá lại các công nghệ xử lý chất thải, khí thải ở một số làng nghề đặc trưng của Việt Nam, qua đó tiến tới xây dựng tài liệu hướng dẫn nhân rộng kết quả nghiên cứu ra nhiều vùng miền trong cả nước.   
       Được hỏi về những dự định trong thời gian tới, TS Đặng Thị Kim cho biết chị sẽ tập trung hướng nghiên cứu của mình cho công trình nghiên cứu thực tiễn “Quản lý và xử lý điểm ô nhiễm tồn lưu ở một số vùng tại Việt Nam”. Đây là một hướng nghiên cứu được thực hiện từ lâu tại các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam thì đến nay vẫn chưa được tiến hành. Công trình này khi thành công hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề tồn tại bấy lâu nay ở nước ta đó là những chất độc hại tồn lưu tại các bãi than, trạm xăng dầu, các bãi chôn lấp đã ngừng hoạt động và tưởng như an toàn nhưng nó vẫn gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, nghiên cứu độc chất trong môi trường cũng là một công trình chị rất tâm đắc, vì theo chị nguyên nhân ô nhiễm môi trường phần lớn là do các độc chất gây nên.   
        Với những cống hiến không mệt mỏi của mình, năm 2007, GS. TS Đặng Thị Kim Chi vinh dự được trao tặng giải thưởng Kovalevskaia dành cho các nhà khoa học nữ có những nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và ứng dụng. Đây là một phần thưởng xứng đáng cho một người phụ nữ đã dành cả tâm huyết của mình cho việc làm sạch môi trường.    
        Trước khi được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2007, Nhà giáo ưu tú, GS. TS Đặng Thị Kim Chi đã từng nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý khác như: Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2005, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp KH&CN… Ngoài ra chị còn tham gia xây dựng chương trình khung đào tạo ngành công nghệ môi trường, quản lý môi trường của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Công trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo nhằm xây dựng chương trình đào tạo ngạch kỹ sư công nghệ môi trường và quản lý môi trường tại các trường Đại học kỹ thuật. Chị xứng đáng với lời biểu dương của Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Nguyễn Thị Bình dành cho các nhà khoa học nữ rằng: Các chị là những người phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam, giỏi việc nước đảm việc nhà, mang lại hạnh phúc cho gia đình và góp phần vào sự phát triển của   xã hội.   
Phương - Hoàn
 
(MONRE, 11/3/2010) 

Lượt xem: 3581

Các tin khác

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE