quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Giới thiệu các tổ chức phi Chính phủ Thụy Điển

Thứ Hai, 31/08/2009 | 03:23:00 PM

Môi trường với Cộng đồng: Vừa qua, 2 đại diện VACNE được tham gia Đoàn các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam thăm quan và đặt quan hệ với một số tổ chức phi Chính phủ Thụy Điển. Môi trường với Cộng đồng đăng tải báo cáo của 2 đại diện VACNE và các thông tin về 10 tổ chức liên quan của Thụy Điển.


1. International Foundation for Science  (IFS) - Quỹ quốc tế dành cho khoa học
IFS có chức năng hỗ trợ phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của các nước đang phát triển trong lĩnh vực quản lý bền vững nguồn nước và đa dạng sinh học, bao gồm các nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học cũng như các khía cạnh kinh tế, xã hội liên quan đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Vì mục tiêu này, IFS tài trợ cho các nhà khoa học trẻ có tiềm năng trở thành nhà khoa học đầu đàn có khả năng lãnh đạo nghiên cứu trong tương lai. Bắt đầu hoạt động từ 1972, đến nay IFS đã cung cấp hơn 4600 khoản tài trợ cho khoảng 100 nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và vùng Caribbe.
Tiêu chí lựa chọn được nhận tài trợ là các nhà khoa học trẻ ở các nước đang phát triển, đang có đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan được thực hiện tại nước mình.
IFS tiếp nhận tài chính từ các nguồn Chính phủ và phi Chính phủ cũng như từ các các tổ chức quốc tế. Kinh phí hoạt động của IFS vào khoảng 5 triệu USD/năm. Mỗi nghiên cứu có thể nhận đươc khoản tài trợ 12000 USD thông qua Quỹ Tài trợ Nghiên cứu của IFS và có thể được xem xét nhận thêm, tối đa là 2 lần. 
IFS có 135 chi nhánh đặt tại 86 quốc gia, trong đó ¾ là các nước đang phát triển và ¼ là các nước công nghiệp. Quản lý IFS là một Ủy ban quản trị và Ban Thư ký, trụ sở đặt tại Stockholm, Thụy Điển.

2. SwedBio – Chương trình đa dạng sinh học quốc tế Thụy Điển
SwedBio được khởi xướng vào tháng 3/2003 từ sáng kiến của SIDA (Swedish International Development Cooperation Agency – Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển) và CBM (Swedish Biodiversity Centre – Trung tâm đa dạng sinh học Thụy Điển) hướng tới việc bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp địa phương vì phát triển bền vững sinh kế và giảm nghèo. Giai đoạn 2 của Chương trình (2005-2007, kéo dài đến 2009) đã được SIDA và CBM tài trợ thực hiện tiếp.
Mục tiêu chính của chương trình là:
-          Hỗ trợ bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học cung cấp sinh kế chủ yếu cho người nghèo;
-          Quản lý và sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học có nguy cơ suy thoái;
-          Đảm bảo quyền được tiếp cận đa dạng sinh học và lợi ích từ đa dạng sinh học thông qua việc kiểm soát và chia sẻ lợi ích;
-          Xây dựng khung thể chế và pháp lý, bao gồm việc phân cấp quản lý đa dạng sinh học và thực hiện quản lý với sự tham gia cộng đồng.
SwedBio hợp tác với nhiều tổ chức trên toàn thế giới, cung cấp hỗ trợ tài chính cho một số ít các dự án ở tầm chiến lược; chương trình hợp tác chủ yếu nhằm tạo cơ hội phát triển ý tưởng, phương pháp và chính sách liên quan tới đa dạng sinh học và sinh kế ở cấp địa phương. Vì vậy SwedBio tập trung hỗ trợ xây dựng năng lực kết hợp với khuyến khích phát triển khung thể chế về sản xuất và trao đổi sản phẩm từ khai thác đa dạng sinh học bền vững, thông qua việc phát triển các công cụ, phương pháp và mạng lưới trao đổi thông tin.
Các dự án được xem xét tài trợ cần tập trung vào 3 mục tiêu sau đây:
-          Quản lý bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ sinh thái bền vững để đảm bảo phúc lợi và sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm nghèo, đặc biệt là các vấn đề: 1) thực phẩm và thu nhập từ đa dạng sinh học; 2) đa dạng sinh học và tính dễ tổn thương; 3) đa dạng sinh học và sức khỏe;
-          Đảm bảo công bằng và nhân quyền trong quản lý và sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ sinh thái;
-          Phát triển cơ chế khuyến khích và quản lý thích hợp các nguyên nhân dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học, bao gồm các khía cạnh sau đây: 1) các chính sách vĩ mô; 2) lồng ghép quản lý hệ sinh thái vào quy hoạch phát triển và quy hoạch ngành; 3) truyền thông; 4) phân tích các khiếm khuyết của hệ thống quản lý (liên quan tới mục tiêu thứ 2 ở trên).
SwedBio hợp tác với các mạng lưới và các tổ chức hoạt động ở cấp toàn cầu và khu vực. Các dự án cấp quốc gia và cấp địa phương khung được tài trợ trực tiếp. Kinh phí hoạt động hàng năm cho chương trình hợp tác của SwedBio vào khoảng 2,5 triệu USD.
Các ý tưởng được tài trợ cần phải:
-          Góp phần phát triển mục tiêu của SwedBio, mục tiêu vủa chương trình hợp tác;
-          Liên quan tới người nghèo ở cộng đồng cấp địa phương, đồng thời góp phần truyền thông, phổ biến các kết quả và chính sách ở tầm khu vực và toàn cầu;
-          Tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội đối thoại giữa các bên liên quan;
-          Tăng cường năng lực và góp phần phát triển các NGO cấp quốc gia và khu vực;
-          Được quản lý bởi một tổ chức có cơ cấu và năng lực quản lý tương xứng (minh bạch, có trách nhiệm, dân chủ và có sự tham gia của mọi tầng lớp liên quan, bao gồm cả cân bằng giới).
Trong năm 2009, SwedBio ưu tiên hợp tác trong các vấn đề sau đây:
-          Hỗ trợ sự tham gia của các tổ chức dân sự trong việc tham gia công ước Đa dạng sinh học, thỏa thuận quốc tế về nguồn gen cũng như các quá trình liên quan đến Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO);
-          Dich vụ sinh thái và biến đổi khí hậu;
-          Quản lý sinh thái bền vững biển và đới bờ;
-          Sức khỏe và đa dạng sinh học;
-          Phát triển các công cụ đánh giá, cơ chế thị trường trong quản lý dịch vụ sinh thái, dịch vụ sinh thái/đa dạng sinh học trong EIA/SEA

3. Global Action Plan (GAP)- Kế hoạch hành động toàn cầu
GAP là một mạng lưới quốc tế của các tổ chức hoạt động vì mục đích chung: tạo điều kiện pháp lý giúp cộng đồng sống và làm việc vì sự phát triển bền vững. Mỗi thành viên của GAP là hoạt động độc lập với trách nhiệm tự thiết kế và thực hiện các chương trình phù hợp với mục tiêu chung. GAP được coi là mạng lưới hàng đầu trong giáo dục về phát triển bền vững và các chương trình liên quan nhằm thay đổi hành vi, ví dụ chương trình “Hộ gia đình, cộng đồng và công sở “không carbon”” hay chương trình “Hộ gia đình sinh thái”.
Các hoạt động chính của GAP bao gồm: 
-          Hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm thông qua tổ chức hội thảo và các sự kiện khác;
-          Phân tích, tổng hợp và hành động như nơi lưu giữ kiến thức liên quan đến hỗ trợ pháp lý
Chương trình “Hộ gia đình sinh thái” (Household EcoTeam) là chương trình “gốc” của GAP, được thử nghiệm và cải tiến ở 20 nước từ năm 1990, nhằm thúc đẩy sự thay đổi hành vi và tiêu dùng bền vững. EcoTeam hỗ trợ các hộ gia đình giảm thiểu tác động tới môi trường đồng thời với tiết kiệm tiền bạc. Ở nhiều quốc gia, việc thực hiện chương trình này đã đạt được kết quả giảm 40% chất thải rắn, tiết kiệm 12% năng lượng và 20% nước. Đặc biệt, hiệu quả của dự án được duy trì, thậm chí tăng dần theo thời gian.
Chương trình “Phát triển bền vững và không carbon”dựa trên sự tự nguyện thực hiện của các nhóm và mỗi cá nhân, với sự tham gia của các hộ gia đình, các trường học, các công sở.
Trong các chương trình này, GAP cung cấp kinh nghiệm truyền thông thay đổi hành vi vì sự phát triển bền vững. Một loạt dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp, bao gồm từ phương pháp tính toán “dấu vết sinh thái (ecological footprint)”, “dấu vết carbon (carbon footprint)” đến tư vấn về công cụ chiến lược và chính sách. Thông qua các diễn đàn quốc gia, các chuyên gia của GAP quốc tế cung cấp các bài giảng, seminar về tiêu dùng bền vững, thay đổi hành vi tại nơi làm việc và trong cộng đồng, công cụ chính sách công và chương trình giáo dục vì phát triển bền vững.
Yếu tố quan trọng dẫn tới thành công của chương trình thay đổi hành vi và tiêu dùng bền vững là vai trò lãnh đạo, vì vậy GAP tập trung vào việc cung cấp cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển bền vững.   

4. Stockholm Environment Institute (SEI) - Viện Môi trường Stockholm
SEI là một viện nghiên cứu quốc tế độc lập, tham gia vào các vấn đề môi trường và phát triển chính sách ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Được Chính phủ Thụy Điển thành lập từ năm 1989, đến nay Viện đã tỏ ra có uy tín trong việc phân tích sâu sắc và khách quan trong lĩnh vực môi trường và phát triển.
Lĩnh vực quan tâm của Viện tập trung vào 6 nội dung độc lập xử lý từ các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, tính dễ bị tổn thương và khả năng cai quản lý đến các vấn đề đặc thù như ô nhiễm nguồn nước và không khí. Công cụ nghiên cứu được xây dựng và áp dụng là các kịch bản năng lượng, mô hình bền vững và đánh giá tính dễ bị tổn thương.
Hiện nay Viện đang hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:
-          Môi trường khí quyển;
-          Khí hậu và năng lượng;
-          Tính bền vững tương lai;
-          Chính sách và thể chế;
-          Rủi ro, sinh kế và tính dễ bị tổn thương;
-          Nguồn nước và vệ sinh

5. Beijer International Institute of Ecological Economics - Viện quốc tế Beijer về kinh tế sinh thái
Viện Beijer là một viện nghiên cứu quốc tế do Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đỡ đầu. Viện được thành lập vào năm 1977 và được tổ chức lại vào năm 1991 với việc tập trung vào các vấn đề kịnh tế sinh thái.Nguồn tài trợ chính được cung cấp bởi Quỹ Kjell và Marta Beijer.
Mục tiêu chủ yếu của Viện Beijer là tiến hành các nghiên cứu và khuyến khích hợp tác giữa các nhà khoa học, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu nhằm mở rộng hiểu biết về các tác động tương hỗ giữa các hệ sinh thái với phát triển kinh tế xã hội.
Các hợp tác hiện nay bao gồm hợp tác nghiên cứu giữa các nhà kinh tế với các nhà sinh thái về các nguyên tác cơ bản và ứng dụng liên quan tới tính bền vững; giảng dạy và đào tạo về các vấn đề này ở cấp quốc gia và quốc tế. Các hoạt động chính là chương trình nghiên cứu quốc tế, tổ chức hội thảo, các dự án nghiên cứu, phát triển chương trình giảng dạy và đào tạo, chia sẻ và phổ biến kết quả, liên kết giữa khoa học và chính sách và truyền thông.
Viện Beijer có 3 hoạt động hợp tác chính sau đây:
-          Chương trình đào tạo tiến sĩ về kinh tế môi trường với 5 học bổng toàn phần do SIDA tài trợ cho các nghiên cứu sinh đến từ các nước đang phát triển;
-          Liên minh hồi phục môi trường: là một mạng lưới liên kết các viện nghiên cứu nhằm tìm kiếm các biện pháp lồng ghép khoa học vào chính sách của chính phủ để phát triển nhận thức về tính bền vững;
-           Albaeco: là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận được thành lập năm 1998 do sáng kiến của các nhà nghiên cứu trường Đại học Stockholm và đại diện các tổ chức quảng cáo, truyền thông đại chúng và doanh nghiệp. Albaeco liên kết với mạng lới các nhà khoa học quốc tế cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội, thông qua sự hợp tác chặt chẽ Trung tâm hồi phục môi trường Stockholm, thuộc Đại học Stockholm. Albaeco chú trọng vào truyền thông nâng cao nhận thức về hệ sinh thái, trong đó xã hội loài người được nhìn nhận như một thành tố của hệ sinh thái toàn cầu. Albaeco phổ biến và chia sẻ các kết quả từ những nghiên cứu hàng đầu của quốc tế về mối tương tác giữa sinh thái, kinh tế, công nghệ và xã hội.

6. Stockholm Resilience Centre -Trung tâm hồi phục môi trường Stockholm
Trung tâm hồi phục môi trường Stockholm được thành lập vào tháng 1/2007, do sáng kiến của Đại học Stockholm, Viện Môi trường Stockholm và Viện quốc tế Beijer về kinh tế sinh thái trực thuộc Viện Hàn lân khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Trung tâm được tài trợ chủ yếu bởi Quỹ Thụy Điển về nghiên cứu môi trường chiến lược (MISTRA).
Là một trung tâm quốc tế có mục đích xúc tiến các nghiên cứu đa năng về quản lý các hệ sinh thái-xã hội nhằm hồi phục môi trường, tức là nghiên cứu khả năng giải quyết các thay đổi phá vỡ cân bằng để tiếp tục phát triển bền vững, Trung tâm hồi phục môi trường Stockholm được quản lý bởi một Ban điều hành quốc tế, có nhiệm vụ chỉ đạo chiến lược hoạt động khoa học và truyền thông.
Mục đích của Trung tâm là phát triển một trung tâm nghiên cứu đa năng hàng đầu thế giới nhằm phát triển nhận thức về các hệ sinh thái-xã hội phức tạp và đưa ra những sự hiểu biết mới để quản lý trong thực tế. Trung tâm hướng tới xây dựng 1 thế giới trong đó các hệ sinh thái-xã hội được hiểu, quản lý và chi phối nhằm nâng cao hạnh phúc của con người và khả năng giải quyết mọi sự thay đổi cũng như các vấn đề phức tạp liên quan đến các hệ sinh thái-xã hội, vì sự tiến hóa bền vững của nền văn minh nhân loại trong sinh quyển.

7. Klimataktion – Phong trào hành động quốc gia vì khí hậu
Phong trào hành động vì khí hậu bùng nổ từ 5/2008 cho thấy dân chúng rất quan tâm đến việc biến đổi khí hậu.
Được khởi xướng từ 1 nhóm có khuynh hướng giống nhau, Phong trào hành động vì khí hậu là một tổ chức hành động vì con người phi tôn giáo, phi đảng phái và phi lợi nhuận.
Hoạt động chủ yếu ở cấp cơ sở, Phong trào mong muốn tác động tới các chính sách về giao thông và cơ sở hạ tầng, chủ yếu là sử dụng năng lượng, quy hoạch thị trấn, dịch vụ thương mại và chia sẻ thông tin nhằm đạt được cắt giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường mối quan tâm đến biến đổi khí hậu. Các nội dung hoạt động bao gồm:
-          Truyền thông về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng cần thiết;
-          Tiến hành các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các biện pháp giuamr thiểu;
-          Thúc đấy cộng động hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia vào các hoạt động truyền thông;
-          Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức trong phong trào và các tổ chức khác để đạt được mục đích chung

8. The Swedish Foundation for Strategic Environmental Research (Mistra) – Quỹ Thụy Điển về nghiên cứu môi trường chiến lược
Mistra hoạt động tuân thủ Luật Thụy Điển về các Quỹ, với các quy định đã nêu trogn điều lệ hoạt động như sau:
-          Mục đích của Quỹ là hỗ trợ các nghiên cứu về tầm quan trọng chiến lược của môi trường sống tốt;
-           Thúc đẩy sự phát triển môi trường nghiên cứu giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết và góp phần phát triển xã hội bền vững.
Mistra có ngân sách hàng năm khoảng 200 triệu curon Thụy Điển dành cho nghiên cứu môi trường nhằn tài trợ và tổ chức các nghiên cứu giải quyết các vấn đề môi trường chiến lược. Một chương trình/dự án do Mistra tài trợ được đánh giá là thành công khi chuyển giao được kết quả nghiên cứu vào thực tế.
Cho đến nay Mistra đã tài trợ khoảng 20 chương trình lớn, mỗi chương trình kéo dài từ 6 đến 8 năm.
Chính phủ Thụy Điển bổ nhiệm Ban điều hành Quỹ và các thành viên. Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, Viện Hàn lâm kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển và Viện Hàn lâm Nông nghiệp-Lâm nghiệp Hoàng gia Thụy Điển tham gia tư vấn kiểm soát các hoạt động của Mistra.
Mục tiêu chiến lược của Mistra trong giai đoạn 2009-2014 là:
-          Tài trợ các nghiên cứu có tác động đến các tổ chức xã hội và tư nhân:
ü       Xác định nhu cầu của các tổ chức xã hội và tư nhân để khởi xướng và tài trợ cho các nghiên cứu môi trường chiến lược quan trọng;
ü       Phát triển các nhóm nghiên cứu đa năng thông qua việc tài trợ cho các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực được thực hiện trong một vài năm;
ü       Thúc đấy trao đổi nghiên cứu quốc tế nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu môi trường chiến lược;
-          Tăng cường truyền thông để đưa các kết quả nghiên cứu sử dụng trong thực tế:
ü       Thu hút các bên liên quan từ các tổ chức xã hội và tư nhân vào quá trình nghiên cứu, từ giai đoạn xây dựng ý tưởng và các giai đoạn tiếp theo;
ü       Phổ biến ý tưởng, kết quả nghiên cứu thử nghiệm và quản lý bền vững;
ü       Tài trợ các chương trình nghiên cứu sẽ được áp dụng cho các tổ chức tư nhân và các nhà hoạch định chính sách;
ü       Phát triển các hình thức truyền thông mới và các mạng lưới tăng cường trao đổi ý tưởng và kết quả nghiên giữa nhà khoa học, tổ chức tư nhân, quản trị công cộng và các tổ chức phi chính phủ.

9. Swedish Museum of Natural History – Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thụy Điển
Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thụy Điển là một cơ quan chính phủ, truwcjt huộc Bộ Văn hóa. Nhiệm vụ của Bảo tàng là thúc đẩy mối quan tâm và kiến thức về nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ và Trái Đất, về thế giới thực vật và động vật cũng như về môi trường tự nhiên và sinh học của con người.
Bảo tàng thu thập và lưu giữ nhiều bộ sưu tập lớn và liên tục được bổ sung.
Mục tiêu của Bảo tàng là góp phần nâng cao hiểu biết của tất cả mọi người về tự nhiên và tính đa dạng của nó.
Hoạt động của bảo tàng bao gồm:
-          Thu thập các bộ sưu tập và bảo quản để nghiên cứu và trưng bày: đây là hoạt động chủ yếu của Bảo tàng. Hiện nay các bộ sưu tập có 10 triệu mẫu vật, bao gồm từ cá voi đến phấn hoa và từ khoáng vật đến DNA. Bộ sư tập được thực hiện từ vài trăm năm bởi các nhà thám hiểm Thụy Điển có tên tuối. Đây là bộ sưu tập được xếp vào 1 trong 10 bộ sưu lớn nhát thế giới. Nhiệm vụ quan trọng của Bảo tàng là bảo quản, mô tả và mở rộng các bộ sưu tập này và tăng khả năng tiếp cận đến chúng;
-          Nâng cao kiến thức về lịch sử tự nhiên thông qua các nghiên cứu và trao đổi với các trường đại học và đồng nghiệp ở các bảo tàng khác.Đây là nhiệm vụ được tiến hành thông qua nghiên cứu khoa học cơ bản, đặc biệt là phân loại và hệ thống hóa, dưới sự lãnh đạo của 10 giáo sư. Khoảng 70 nhà khoa học đang làm việc trong Bảo tàng, hướng dẫn khoảng 40 nghiên cứu sinh và 15 thực tập sinh sau tiến sĩ;
-           Phổ biến kiến thức về môi trường tự nhiên, về sự hình thành và phát triển vũ trụ và Trái Đất cũng như về ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến xã hội và điều kiện sống của con người. Đây là công việc được thực hiện trên cơ sở của tầm quan trọng của động vật, thực vật và địa chất đối với các vấn đề liên quan tới việc sử dụng môi trường tự nhiên và di sản văn hóa. Việc phổ biến kiến thức là nhiệm vụ của tất cả các Ban trong bảo tàng, nhưng chủ yếu là của Ban Công chúng. Thông qua triển lãm, Ban Công chúng trình bày các bài giới thiệu, hướng dẫn các nhóm học sinh tham quan, tổ chức ngày giáo viên, chiếu phim và xây dựng nhà mô hình vũ trụ. Trong khi đó, nhiệm vụ của Ban Nghiên cứu là tiến hành các bài giảng, xuất bản tài liệu phổ thông và tài liệu khoa học.

10. International Geosphere-Biosphere Programme (IGBP) – Chương trình địa – sinh quyển quốc tế
IGBP là một chương trình nghiên cứu khoa học quốc tế về các hiện tượng thay đổi có tính chất toàn cầu: sự tương tác giữa các quá trình sinh học, hóa học và vật lý và tác động của chúng tới con người. Chương trình được xây dựng dựa trên mạng lưới quốc tế, đa năng và hợp tác khoa học. Bằng cách đó IGBP góp phần làm tăng giá trị của các dự án nghiên cứu ở quy mô 1 tổ chức, 1 quốc gia hoặc 1 khu vực thoogn qua việc thống nhất các hoạt động nhằm đạt được nhưng hiểu biết khoa học ngày càng đầy đủ về hệ Trái Đất.
Định hướng của IGBP là cugn cấp kiến thức khoa học để tăng cường tính bền vững của Trái Đất. IGBP hợp tác với các chương trình khác để phát triển và phổ biến những hiểu biết cần thiết nhằm ứng phó lại những thay đổi có tính chất toàn cầu.
Mục đích nghiên cứu của IGBP là:
-          Phân tích quá trình tương tác lý – hóa – sinh xác định động học của hệ Trái Đất;
-          Phân tích các thay đổi xảy ra trong quá trình động học này;
-          Vai trò của các hoạt động của con người đến những thay đổi này.
Ban Thư ký và Hội đồng khoa học cũng như một số dự án được tài trợ trước hết bởi sự đóng góp từ khoản 40 nước. Từ năm 200 đóng góp của các nước này đều đặn khoảng 1,5 triệu USD/năm.

Lượt xem: 5040

Các tin khác

Hậu duệ Cây Di sản nghìn tuổi miền Đông Nam Bộ được trồng trên đất tổ Hùng Vương

(27/03/2024 09:47:PM)

Cây Bàng bên ngôi đình thờ danh tướng thời nhà Mạc được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2024 05:31:PM)

Phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

(15/03/2024 06:18:PM)

Cây Gạo cổ thụ của làng rèn ven sông Hồng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(10/03/2024 05:44:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 2/2024

(09/03/2024 03:12:AM)

Kế hoạch hoạt động chính các tháng 3&4 năm 2024 của Hội

(29/02/2024 05:14:PM)

Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(27/02/2024 10:18:PM)

Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản

(22/02/2024 11:54:PM)

Đã cơ bản thống nhất việc biên soạn cuốn sách về tài nguyên thiên nhiên đóng góp cho phát triển xanh bền vững

(22/02/2024 11:40:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE