Dự thảo Luật thuế Môi trường làm tăng nguồn thu không đáng kể, mà không đạt mục tiêu bảo vệ môi trường
Đó là ý kiến của tất cả các luật sư, các nhà khoa học và đại diện các tổ chức xã hội, tại Hội thảo phản biện "Luật thuế Bảo vệ môi trường" diễn ra tại nhà khách La Thành - Hà Nội, ngày 29/9/2010.
Toàn cảnh Hội thảo
Rất nhiều ý kiến cho rằng: Dự thảo Luật thuế này còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính thực tiễn; thậm chí còn gây khó khăn cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng. Vì thế, kiến nghị Quốc Hội khóa 12 phải xem xét cẩn trọng và không vội vàng thông qua trong kỳ họp tới.
Mặc dù chỉ là Hội thảo chuyên đề, do Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) phối hợp với Quỹ Châu Á tổ chức, nhằm thu thập thông tin và ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong cộng đồng về việc xây dựng một sắc luật thuế mới liên quan tới lĩnh vực môi trường, nhưng do vấn đề nhạy cảm, đang được dư luận xã hội quan tâm, nên hội thảo này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các luật sư, các nhà hoạt động môi trường, các tổ chức xã hội và giới báo chí.
Sau khi nghe ông Phạm Đình Thi, Phó Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài Chính) thay mặt ban soạn thảo, trình bày lại nội dung Dự thảo "Luật thuế Bảo vệ Môi trường" đã được chỉnh sửa lần cuối cùng, trước khi trình Quốc Hội, đã có hàng loạt tham luận và ý kiến phản biện rất thẳng thắn và cởi mở. Mặc dù ông Thi khẳng định: sau rất nhiều lần chỉnh sửa, nhưng về cơ bản, nội dung Dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường vẫn không có gì thay đổi, nhưng các đại biểu đều cho rằng: Ban soạn thảo đã biết tiếp thu những ý kiến đóng góp và bổ sung xây dựng nội dung phong phú hơn. Song Dự Luật thuế này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập , thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn (kể cả mục tiêu, nội dung và câu chữ).
TS Nguyễn Hữu Dũng, Đại học Kinh tế, tpHCM và PGS,TS Nguyễn Thế Chinh, Viện chiến lược, chính sách và môi trường (ISPONRE) đã chỉ ra hàng loạt vấn đề (nhất là cách tính và đối tượng chịu thuế) đã thể hiện mục tiêu của Luật thuế môi trường chỉ nhằm vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách là chính, không đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội (mà bản thuyết minh trình quốc Hội đã ghi). Các đại biểu: Lê thị Phúc và Võ Thị Mỹ Hương, giảng viên khoa Luật, Đại học
Huế còn chỉ ra hàng loạt những câu chữ, thuật ngữ sử dụng không rõ ràng, không đúng với văn bản luật pháp và thiếu chính xác, đẽ gây hiều lầm khi triển khai vào thực tiễn đời sống.
PGS,TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban Phản biện xã hội của VACNE cũng đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu là không dùng từ "Bảo vệ" như đã soạn thảo, mà nên gọi là "Luật môi trường" là đủ. Vì không chỉ nội dung của nó đã thể hiện điều này, mà trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã quy định dùng tên Luật Thuế Môi trường. Đặc biệt, sau khi nghe PGS.TS Lê Thu Hoa, trưởng khoa Kinh tế Đại học KTQD trình bày kết quả nghiên cứu đánh gia tác động của Dự luật thuế môi trường (nếu được triển khai) ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Cụ thể là các kịch bản về gia cả, khó khăn về kinh tế của nhóm người nghèo, cùng với các luồng dư luận xã hội khác nhau... PGSTS Nguyễn Đình Hòe cho rằng: việc ra đời Luật thuế Môi trường nhằm điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững là đúng đắn và cần thiết, nhưng phải xây dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học và không phải là lúc này. Bởi nếu áp dụng theo nội dung đã soạn thảo, thì Luật Thuế môi trường này sẽ gây khó khăn cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Hơn nữa, hiện nay trên thế giới mới chỉ có hơn 30 nước ban hành thuế Môi trường và chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và có thu nhập cao. Không có nước phát triển nào (kể cả Trung Quốc) đánh thuế môi trường vào xăng dầu. Từ tháng 4 năm 2010 Nhật bản cũng tạm dừng thu thuế môi trường. Quyết định này sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của Nhật khoảng 2.500 tỷ Yên, nhưng Đảng DPJ cầm quyền vẫn cam kết bãi bỏ hoặc cắt giảm các loại thuế để vực dậy nền kinh tế.
|
TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội BV TN&MT VN tổng kết Hội thảo |
Đây là một thực tế để chúng ta suy ngẫm trước khi ban hành một sắc thuế mới vào lúc này, cũng như các nội dung liên quan đến Luật thuế môi trường.
Kết luận Hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã đánh giá rất cao sự hợp tác của các cơ quan chức năng của nhà nước, trong đó có Bộ Tài chính, bộ Tài Nguyên và Môi trường; nhất là những ý kiến sâu sắc của các luật sư, các nhà hoạt động xã hội; giới nghiên cứu ở các Viện, các trường đại học và đại diện các tổ chức quần chúng trong cả nước đã đóng góp nhằm hoàn thiện tốt nhất Dự thảo Luật thuế này. Ông Sinh cũng thông báo quan điểm của đại diện Quỹ Châu Á mong muốn có cuộc gặp gỡ "bàn tròn" giữa Ban soạn thảo Dự Luật thuế Môi trường, với các nhà phản biện xã hội của VACNE và các Đại biểu trong Ủy Ban KHCN-MT của Quốc Hội để cùng xây dựng hoàn chỉnh dự Luật này,
tạo sự đồng thuận trong xã hội. /.
|
|
Ông Phạm Đình Thi, Phó Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài Chính) |
TS. Nguyễn Hữu Dũng,
Đại học Kinh tế TP. HCM |
|
|
PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng
Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT |
Phóng viên truyền hình phỏng vấn
các chuyên gia |
|
|
Luật sư Lê Thị Phúc, Khoa Luật, Đại học Huế |
PGS. TS Lê Thu Hoa, Trưởng khoa Kinh tế
Môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân |
|
|
ThS. Võ Thị Mỹ Hương, Khoa Luật, Đại học Huế |
PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban
Phản biện xã hội, Hội BV TN&MT VN |
|
|
GS.TS. Nguyễn Đức Khiển, Viện KHCN&MT,
Đại học Bách khoa |
TS. Trần Văn Miều,
Trưởng ban Truyền thông, Hội BV TN&MT VN |
|
|
Ông Nguyễn Danh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Môi trường |
Bà Tô KIm Liên, đại diện Quỹ Châu Á |
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội BV TN&MT VN
QC, VACNE