MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
Du lịch xanh thông qua chứng nhận du lịch xanh
Thứ Ba, 14/04/2020 | 07:48:00 AM
Bài viết đưa ra khái niệm về du lịch xanh và chứng nhận du lịch xanh, đồng thời chỉ ra những lợi ích khi đạt được chứng nhận du lịch xanh đối với ngành công nghiệp du lịch.
Khái niệm du lịch xanh sẽ rất hấp dẫn các công ty du lịch và các nhà khai thác do áp lực của Chính phủ ngày càng tăng nhằm cải thiện hiệu quả môi trường bằng cách áp dụng các kỹ thuật quản lý môi trường hữu hình và vô hình.
Để du lịch trở nên bền vững, cần phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và khu bảo tồn biển nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và cố gắng có lợi cho môi trường.
- Gần gũi về xã hội và văn hóa: Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi chúng được thực hiện. Thay vào đó là tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan thực hiện tốt vai trò của họ.
- Đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng, tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch có đủ 3 tiêu chí trên, “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”.
Điều này có nghĩa, việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hóa, mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức (International Ecotourism Society, 2004).
Quy trình chứng nhận du lịch xanh
Chứng nhận được định nghĩa là một thủ tục tự nguyện đánh giá, kiểm tra và đảm bảo bằng văn bản một cơ sở, sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và trao tặng một biểu tượng cho những người đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn cơ bản. Mục đích của việc chứng nhận là để đạt được các tiêu chuẩn tự nguyện về thành tích đạt được hoặc vượt qua các tiêu chuẩn cơ bản hoặc luật pháp.
Cơ quan chứng nhận phải là nơi không có xung đột lợi ích và các chỉ số cho các tiêu chuẩn phải được công nhận bởi một cơ quan có chức năng. Người nộp đơn hoặc doanh nghiệp sau đó được đánh giá theo các chỉ số, nếu thành công sẽ được công nhận, thường là dưới dạng một biểu tượng, thông báo cho người tiêu dùng rằng doanh nghiệp đã đáp ứng các tiêu chí tối thiểu.
Mục đích của việc cấp chứng nhận là để thúc đẩy hành vi có trách nhiệm bảo vệ môi trường, xã hội và văn hoá, cung cấp một sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Để được coi là đáng tin cậy, các chương trình chứng nhận cần phải có đánh giá của bên thứ ba và để đánh giá hiệu quả các tiêu chuẩn công nhận cần được xác định rõ ràng. Trong đó, chứng nhận áp dụng cho các giải thưởng dành cho doanh nghiệp, sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ; chứng nhận áp dụng cho quá trình hội đủ điều kiện, xác nhận và cấp phép cho các thực thể thực hiện chứng nhận; công nhận là xác nhận người chứng nhận.
Việt Nam được UNWTO xếp hạng 6/10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới và được WTA bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều bài học kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và văn hóa. Do đó, nhằm thúc đẩy phát triển DLX thông qua việc cấp chứng nhận DLX là một trong những yếu tố cần được quan tâm.
Thanh Thảo (moitruong.com.vn)
Lượt xem: 1904
Các tin khác
Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z (16/01/2025 09:15:AM)
Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don (15/01/2025 08:42:AM)
Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh (13/01/2025 08:54:AM)
Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng (11/01/2025 07:47:AM)
Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa (07/01/2025 09:13:AM)
Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững (05/01/2025 07:25:PM)
eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá (03/01/2025 07:58:AM)
Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang) (30/12/2024 06:18:AM)
Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh (29/12/2024 08:15:AM)