quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Du lịch nông nghiệp sinh thái trên đất Chín Rồng

Thứ Ba, 06/10/2020 | 08:16:00 AM

Nông dân ở ĐBSCL bắt tay làm du lịch nông nghiệp sinh thái dựa vào lợi thế tự nhiên, giữ hồn văn hóa, nếp sống làng quê để đón du khách phương xa.

 

Vùng đất trời cho

ĐBSCL là một trong ba vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất thế giới (chỉ sau đồng bằng Amazon (Nam Mỹ) và đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ). Vùng đất có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Lịch sử quá trình kiến tạo đồng bằng đã hình thành nên nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng, độc đáo của dân cư vùng sông nước. Có thể bắt đầu từ nếp nhà và cuộc sống nơi làng quê yên ả đã tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái miệt vườn phong phú tạo nguồn cảm ứng thu hút khách du lịch. 

Đội tàu du lịch bến Ninh Kiều Cần Thơ đón khách tham quan sông nước miệt vườn. Ảnh: HĐ.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, vùng ĐBSCL có lợi thế lớn về SX nông nghiệp của cả nước, dựa vào điều kiện địa lý tự nhiên hoàn toàn có tiềm năng lớn về làm du lịch sinh thái với những vườn cây ăn trái, đồng lúa… Từ đó tạo nên những điểm đến thân thiện, gần gũi khiến cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài yêu thích. Thông qua kết nối phát triển du lịch giúp người nông dân có thêm thu nhập, bên cạnh thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi.       

Du lịch sinh thái cộng đồng ở ĐBSCL đang có bước tiến nhanh, trở thành hướng đi mới của nhiều vùng nông thôn. Bước đầu các nhà vườn, nông dân tham gia làm du lịch đạt hiệu quả kinh tế tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Nhiều vùng nông thôn thay áo mới, rút ngắn khoảng cách với thành thị.

Tại TP Cần Thơ, sau những công trình đầu tư hạ tầng hoàn thiện giao thông đường bộ, đường thủy, cầu Cần Thơ, sân bay Quốc tế…số lượt khách du lịch đổ về ngày càng đông. Trong đó du lịch sinh thái miệt vườn trở thành điểm nhấn. Thành phố đã phê duyệt đề án “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2030”.

Theo đó, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng thành phố, khai thác dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, kết hợp với vườn cây ăn trái phục vụ du lịch cải thiện đời sống người dân. Đến nay trên địa bàn thành phố có 33 khu, điểm vườn du lịch đang khai thác du lịch.

Lợi thế du lịch nông nghiệp

Trong những năm qua ĐBSCL đang nổi lên với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách với những tour du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Về miền sông nước, đồng ruộng mênh mông làm cuộc trải nghiệm, cùng hòa mình vào đời sống sinh hoạt với những nông dân hiền hậu, thật thà, mến khách.

Theo thống kê của cơ quan chuyên ngành du lịch TP.HCM, sau mỗi năm du khách có nhu cầu đặt tour tham quan miệt vườn, du lịch nông nghiệp sinh thái về ĐBSCL tăng từ 20 - 30%. Các công ty kinh doanh du lịch lữ hành mở thêm nhiều tuyến du lịch mới, vận hành nối kết các điểm đến có sự khác biệt với nhiều loại hình để du khách cùng trải nghiệm, tham gia vào hoạt động đời sống sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống thường ngày của cộng đồng dân cư vùng nông thôn.

Sản phẩm xứ dừa Bến Tre đón khách du lịch. Ảnh: HĐ.

Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, cùng tiến trình xây dựng NTM, người dân nông thôn làm làng quê tươi mới từ trong nhà ra ngoài ngõ đến con đường hoa sạch đẹp, không khí thôn xóm trong lành. Nhiều địa phương tổ chức kết nối du lịch cộng đồng, cùng làm du lịch, bắt nhịp để đáp ứng theo nhu cầu du khách. Nhất là khách du lịch nước ngoài chuộng loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp. Nhà vườn nở rộ, lan rộng về cả qui mô và bài bản chuyên nghiệp ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ…

Du lịch về miền sông nước ĐBSCL trải rộng khắp 13 tỉnh, thành phố trong vùng. Mỗi địa phương tận dụng lợi thế địa lý tự nhiên tạo ra sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng hấp riêng biệt để tránh trùng lắp, hấp dẫn du khách đến tham quan, khám phá. ĐBSCL đang nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.       

TP Cần Thơ quy hoạch du lịch, xác định thế mạnh sản phẩm du lịch đặc thù là sông nước đô thị. Chủ trương mời gọi đầu tư du lịch ở cồn ven sông Hậu, xác định cụm không gian du lịch trung tâm, các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền đóng vai trò là đầu mối, điều hành các hoạt động du lịch toàn thành phố.

Hữu Đức – Minh Đãm


 

Nguồn: Báo Nông nghiệp

Lượt xem: 1564

Các tin khác

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

Lâm Đồng: xây dựng một môi trường du lịch xanh và bền vững

(26/02/2024 04:52:AM)

Bình Thuận: “Lá phổi xanh” trong lòng thị trấn

(23/02/2024 07:14:AM)

Về Đồng Tháp ngắm “Bình minh Tràm Chim”

(19/02/2024 05:49:AM)

Bình Phước: Vườn quốc gia Bù Gia Mập và ước mơ… xanh!

(19/02/2024 05:46:AM)

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, bền vững

(19/02/2024 05:44:AM)

Quảng Ngãi: Du Xuân khám phá rừng dừa nước Tịnh Khê

(16/02/2024 06:58:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE